SOFIA ROTARU- NGHỆ SĨ NHÂN DÂN LIÊN XÔ
Nếu
nói đến ca sĩ Sofia Rotaru thì có thể nói đây là ca sĩ mà tôi hâm mộ nhất trên
thế gian này.
Sofia Rotaru là một ca sĩ-nhạc sĩ nhạc pop, nhà
soạn nhạc, vũ công, nhà sản xuất băng đĩa, nhà sản xuất phim, nữ diễn viên,
doanh nhân, nhà văn cũng như nhà thiết kế thời trang châu Âu mang
trong mình dòng máu Nga, Ukraina, Moldova.
Sofia Rotaru nổi tiếng với giọng ca sâu, dày, trữ
tình, vẻ hấp dẫn bên ngoài, và một sự thừa nhận về mặt xã hội và tín ngưỡng.
Sự nghiệp của chị là một dấu son với những thành
công trên sân khấu âm nhạc trên thế giới. Chị được báo chí mệnh danh "Nữ hoàng nhạc Pop" và "Đây là
tất cả những gì chúng ta có".
Vào năm 1986, Sofia là nữ ca sĩ nhạc pop đầu tiên
được nhận danh hiệu cao quý "Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô" và vào năm 2000
chị được gọi là Ca sĩ của Thế kỷ 20. Ngày nay Rotaru là công dân Ukraina và là
Công dân cao quý của Krưm và Yalta.
Trong sự nghiệp, Sofia Rotaru đã hát hơn 400 bài hát bằng tiếng Nga, tiếng
Ukraina, tiếng Moldova, tiếng Ba Lan, tiếng Bulgaria, tiếng Serbi, tiếng Đức,
tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Ý, và cũng nổi tiếng ở khắp Đông Âu.
Yalta là nơi ở chính của chị, đồng thời cũng sống
ở Moskva và Kiev.
Sofia Rotaru đoạt nhiều giải thưởng cao, trong đó có Nghệ sĩ Cao quý Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina, Nghệ sĩ nhân dân Ukraina, Nghệ sĩ nhân dân
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết Moldova, Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô, Anh hùng
Moldova, Huân chương Kỵ sĩ Cộng hòa Moldova. Tổng thống Ukraina trước đây
Leonid Kuchma và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao giải thưởng cho Sofia
Rotaru vào tháng 8 năm 2002 (trong sinh nhật lần thứ 55 của Sofia), ban cho chị
cấp bậc cao nhất Anh hùng Ukraina cho "những cống hiến cá nhân xuất sắc
trong bầu trời âm nhạc", và huân chương "Vì sự nghiệp Quốc gia".
Dù Sofia Rotaru thường được biết đến với họ Rotaru, họ chính thức của chị là
Yevdokymenko-Rotaru (tiếng Ukraina: Євдокименко-Ротару). Yevdokymenko là họ của
người chồng của chị
Sofia Rotaru sinh ngày 7 tháng 8 năm 1947 trong
làng Marshưntsa thuộc tỉnh Trernoviski nước cộng hoà Ucraina, tại vùng quê có
truyền thống ca hát. Tại đây tất cả các lễ hội, các nghi thức trang nghiêm đều
phải có ca hát. Cảm thấy như tại đây chính mảnh đất này đã sản sinh ra các bài
hát. Vì thế cho nên cha của Sofia là ông Mikhain Fedorovich và mẹ là Alexandra
Ivanovna Rotaru có giọng hát rất hay và trong trẻo mà không thể tìm thấy nhiều
hơn nữa trong vùng quê Marshưntsa này.
Ông Mikhain Fedorovich là người đầu tiên trong
làng gia nhập đảng, tham gia hết cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ông là xạ thủ
súng máy và đã chiến đấu đến tận Berlin. Ông bị thương và trở về nhà vào năm 1946. Bây giờ tất cả những ký ức về đời
lính vẫn luôn luôn hiện ra trong ông, nhất là những năm gian khổ, những trận
đánh, những gương mặt của các đồng đội đã ngã xuống.
Trong gia đình, ngoài Sofia còn có năm người con: hai trai và ba
gái. Trong đó người chị gái tên là Zina khi còn còn nhỏ bị bệnh nặng, nên bị
mù. Như bao người mù khác, ai mà không muốn được nhìn thấy.
Zina là người có khả năng nghe tuyệt vời và nhớ
các bài hát mới một cách dễ dàng, đã dạy cho Sofia nhiều bài hát dân ca và nói
chung chị đã trở thành người mẹ trẻ và là mẹ thứ hai, cũng đồng thời là cô giáo
yêu thương. Cũng từ đây Sofia kể rằng, cả gia đình học tập được đức tính tốt
của người chị- với trí nhớ âm nhạc tuyệt vời. Còn Zina dành nhiều thời gian
nghe radio, vừa học hát vừa học tiếng Nga. Sau đó dạy lại cho các em trai, em
gái trong gia đình. Ở nhà, hầu như mọi người chỉ nói tiếng Mônđavia. Một điều
hiển nhiên, Sofia giống như chị gái, trở thành người giúp việc đầu tiên cho mẹ.
Ngay từ lớp 1, cô bé Sonhia đã tham gia đội đồng
ca trong trường học và nhà thờ. Âm nhạc thấm vào cô một cách tự nhiên, từ giọng
ca thật đẹp của người cha đến tất cả xung quanh. Bố của chị có trên ba mươi năm
làm đội trưởng, đội trồng nho rất tin vào cô con gái thứ hai: Sofia như do âm
nhạc sinh ra, biết luyến láy những giai điệu trầm bổng bằng một chất giọng đẹp,
có hồn. Có một hôm có đoàn văn công chuyên nghiệp về biểu diễn tại quê nhà ông
đã đưa Sofia
đến bên cánh gà sân khấu và tuyên bố rằng: “Đây là con gái tôi, cháu chắc chắn
sẽ trở thành nghệ sĩ”.
Sofia là con người hoạt bát và năng động rất yêu
thích thể thao, đặc biệt là môn điền kinh, và tất nhiên chị cũng giành chiến
thắng: vô địch toàn trường về các môn thể thao phối hợp, đi dự thi giải olympic
của tỉnh. Một lần tại giải thi đại hội thể thao toàn tỉnh Trernovski, chị đã
chiến thắng với giải chạy 100 mét và 800 mét…
Thành công đầu tiên đến với Sofia Rotaru vào năm
1962 với chiến thắng tại cuộc thi cấp huyện, mở đường cho ca sĩ trẻ đi giật
giải nhất ở cấp tỉnh (1963) và về thủ đô Kiev
trổ tài trong cuộc thi tài năng văn nghệ quần chúng toàn quốc Ukraina 1964. Một
giọng hát trời phú với âm vực rất khoẻ rất rộng, vừa có bề dày vừa có chiều sâu
đã khiến tất cả các vị giám khảo sửng sốt. Lại một lần nữa, giải nhất thuộc về
Sofia Rotaru.
Khi theo con gái đi biểu diễn tại Matxcơ va, mẹ
chị có nói rằng” Con ơi cái đầu của con chỉ toàn là âm nhạc, thì có ai mà dám cưới
con làm vợ”,
Cũng thời gian đó tại Ural, có chàng trai trẻ
cũng từ tỉnh Trernoviski đang làm việc- đó là Anatoliy Evdokimenko, là con của
công nhân xây dựng còn mẹ anh là giáo viên. Chàng trai này cũng “ một cái đầu
toàn âm nhạc”. Anh tốt nghiệp trường nhạc môn thổi kèn, mơ ước thành lập ban nhạc.
Chính lúc đó anh được nhìn thấy hình ảnh Sofia
xinh đẹp trên bìa tạp chí “ Ucraina”. Anh giơ tấm hình cho mọi người xem và nói
rằng:” Hãy nhìn đây, những cô gái ở làng quê trông đẹp làm sao! Thử hỏi ở
thành phố đã có hay chưa?”. Anh dán tấm hình của Sofia lên tường ngay bên
giường ngủ, và sau đó trở về quê và bắt đầu tìm Sofia. Sau thời gian dài tìm kiếm và cuối
cùng tìm được trường học và tìm được bạn bè của Sofia .
Từ đó, con đường ca hát chuyên nghiệp được hoạch
định, nhưng trước hết, Sofia chọn khoa Chỉ huy Hợp xướng trường Nhạc Chernovich
để học, vì tại đây không có khoa thanh nhạc. Năm 1968, ra trường, Sofia được cử
vào đoàn văn nghệ Liên Xô sang Bulgaria tham dự Liên hoan Thanh niên và Sinh
viên Thế giới lần IX, kết quả là tấm huy chương Vàng và giải Nhất về trình diễn
những ca khúc dân gian Tôi đứng trên mỏm đá (Ukraina), Tôi yêu mùa xuân (Moldavia), Valentina (của G. Georghitze viết
tặng Valentina Tereshkova, nữ phi hành vũ trụ đầu tiên). Báo chí Bulgaria tràn ngập hình ảnh Sofia Rotaru và bài
viết về “Nàng Sofia 21 tuổi đã chinh phục thủ đô
Sofia”. Còn “nữ hoàng ca nhạc dân gian
Nga” Lyudmila Zykina, Chủ tịch Ban Giám khảo
thì nhận định: Sofia Rotaru là nữ ca sĩ có một tương lai kỳ vĩ! Cũng chính năm đó, Sofia lấy chồng (là Anatoly Evdokimenko, sinh viên Đại học Tổng
hợp Chernovich, một cây kèn trong ban nhạc sinh viên).
Anatoly Evdokymenko và Sofia Rotaru
Tuy nhiên, cô dâu này theo chồng nhưng không chịu
bỏ cuộc chơi. Năm 1971, đạo diễn Roman Alexiev làm bộ phim truyền hình ca nhạc
Chervonta ruta kể về mối tình giữa cô sơn nữ Bukovina với chàng trai vùng Donets. Chervonta ruta là thứ hoa huyền thoại của vùng
núi Karpat, chỉ nở một lần về đêm rạng sáng lễ Ivan Kupala, cô gái nào được
thấy hoa này nở, ắt sẽ gặp may mắn trong đường tình duyên! Sofia Rotaru được
chọn vào vai nữ chính, và cùng các ca sĩ khác thể hiện các bài hát của nhà thơ
- nhạc sĩ V. Ivasiuk, trong đó nổi nhất vẫn là bài “Chervonta ruta”. Bộ phim thành công
vang dội, và Sofia Rotaru nhận được lời mời về làm việc cho Nhạc viện
Chernovich để thành lập một ban ca nhạc mang tên Chervonta ruta. Người chỉ đạo
nghệ thuật cho ban ca nhạc này chẳng là ai khác - Anatoly Evdokymenko,
chồng chị. Về sau, Anatoly đã kịp tốt nghiệp khoa Đạo diễn trường Đại học Văn
hóa Kiev và trở
thành người dàn dựng tất cả các chương trình biểu diễn của Sofia Rotaru.
Cuộc hạnh ngộ với nhà thơ - nhạc sĩ V. Ivansyuk
cũng là một món quà của số phận, mở đầu từ ca khúc “Chervonta ruta” với tất cả vẻ đẹp và
tính lãng mạn của vùng Bukovina, nơi quần cư của nhiều dân tộc với những sắc
thái văn hóa phong phú, cuộc sống của con người toát lên sự tươi trẻ và đức tin
thánh thiện nơi mối tình đầu. Về sau, V. Ivansyuk còn viết nhiều ca khúc dành
riêng cho “Sơn tước vùng Bukovina”, chắp cánh cho một tài năng trở thành ngôi sao
ca nhạc. Những ca khúc đó vang lên hàng nghìn lần trong các chương trình biểu
diễn của Sofia Rotaru tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Ban ca nhạc Chervonta ruta có vinh dự được trình làng tại Thành phố Ngôi Sao, trước các nhà du hành vũ trụ, và họ đã có cơ hội được tuyên ngôn dõng dạc về một dòng âm nhạc tươi trẻ, biết kết hợp tiết tấu hiện đại với những yếu tố dân gian. Tiếng lành lan xa, từ “đường băng” ở Thành phố Ngôi Sao, ban nhạc được mời đến biểu diễn trên những sân khấu quyền quý như Trung tâm ca nhạc Nước Nga, Nhà hát Ca nhạc nhẹ Trung ương và Cung Đại hội trong Điện Kremli. Ra mắt tại những nơi như thế, Sofia Rotaru không tỏ ra nhút nhát, mà tự tin thể hiện mình như một nghệ sĩ đã đến độ chín: vừa điềm đạm, không vội vàng để lọt một động tác thừa, vừa dồn hơi để cất lên những lời ca có cánh. Sofia hát như vẫn quen hát từ hồi nhỏ: tự nhiên, và dâng hiến hoàn toàn. Nữ ca sĩ như chơi với chất giọng của mình chẳng khác nào một kỵ sĩ chơi với con ngựa bất kham, khi kìm nén theo chủ ý, khi bay bổng hết cỡ. Ba chất nhạc dân tộc Moldavia, Ukraina và Nga được kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa trong sự chân thành và nhiệt thành của Sofia Rotaru. Tố chất ấy, đã đôi ba thập niên rồi, chưa thấy ca sĩ nào sánh kịp.
Tất cả những điều đó đã mở đường cho nữ ca sĩ giành được sự công nhận rộng rãi. Năm 1972, Sofia Rotaru cùng Chervonta ruta mang chương trình Các ca khúc và vũ khúc dân tộc của xứ sở Xô viết đi lưu diễn tại Ba Lan. Năm 1973, tại cuộc thi quốc tế Orpheus Vàng, Sofia Rotaru giành giải Nhất với bài "Thành phố của tôi "(E. Doghi) và bài hát tiếng Bulgaria Cánh chim (T. Rusev và D. Demyanov). Về nước, bài "Thành phố của tôi" cũng được trao giải thưởng “bài hát của năm1973”.
Năm 1974, Sofia Rotaru tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Kishinyov và giành được giải thưởng tại Liên hoan ca khúc Sopot (Ba Lan) về hai bài "Hồi tưởng" (B. Rychkov) và Vodograi (V. Vasyuk), ngay năm sau - trở thành người lĩnh xướng của Nhạc viện Krym. Suốt cả thập niên 1970, năm nào Sofia Rotaru cũng giành được giải thưởng “Bài hát của năm” – đó là những ca khúc viết riêng cho Sofia, bởi những nhà thơ, nhạc sĩ danh giá nhất nước: Arno Babajanyam – “Trả lại em tiếng hát”, Alexey Mazhukov – Tiếng nhạc đã vang lên, Pavel Aedonysky – Dành cho những ai biết chờ đợi, Oscar Feltzman – “Chỉ mình anh thôi”, David Tukhmanov – “Trong căn nhà của tôi” và Điệu vals, Yuri Saulsky – “Chuyện thường ngày”. Sofia Rotaru được chọn là ca sĩ thể hiện đầu tiên hai ca khúc của nhac sĩ mới nổi E. Martynov “Lòng chung thủy của chim thiên nga” và “Bài ca về người mẹ”. Nữ ca sĩ còn hợp tác hiệu quả với nhạc sĩ Vl. Matetsky: sau ca khúc “Hoa Oải hương- Lavanda” (1985, song ca cùng Jak Yoala, hiện nay vẫn rất phổ biến) là “Trăng lên”, “Quá khứ đã qua rồi”, “Thiên nga hoang dã”, “Cầu vồng ánh trăng”, “Sao vẫn là sao”…
Hành trình dài suốt gần bốn chục năm, từ cô học sinh hay hát đến “ngôi sao long lanh cả khi đã tròn lục thập”. Sức thu hút của Sofia Rotaru ở đâu? Ở lòng thủy chung với phong cách dân gian, từ phong cách nghiêm ngặt đến giọng ca khoáng đạt, ở lựa chọn tiết mục – đó phải là những ca khúc có giai điệu dễ thuộc và lan tỏa chất trữ tình, trong đó, nhất thiết không được để có một chữ thừa trong ca từ. Như những lần làm việc với nhạc sĩ sáng tác, Sofia Rotaru chỉ ra một điều kiện có tính đúc kết: “Một câu chuyện nho nhỏ chứa đựng cả một thế giới cảm xúc, có kịch tính và có nhân vật cụ thể”.
Sau phim Chervonta ruta, Sofia Rotaru còn tiếp tục xuất hiện trong các phim ca nhạc “Bài ca luôn ở giữa chúng ta” (1974), Sofia Rotaru mời bạn (1985), “Tự bạch về chuyện tình” (1986), “Trái tim vàng” (1989), “Chợ tình” (1990), Những ca khúc mới về điều chủ yếu (1996), 10 bài ca về skva (1997), và vào vai nữ chính trong hai bộ phim truyện “Tình yêu, người ở đâu?” (1980, giải thưởng Liên hoan phim toàn Liên bang Xô viết, 1981) và “Tâm hồn” (1981). Sự nghiệp ca hát của bà được lưu lại bằng 25 đĩa than cổ điển và 10 đĩa CD...
Nữ ca sĩ Sofia Rotaru được ghi nhận bằng một danh hiệu chung “Nghệ sĩ Nhân dân” của ba quốc gia Nga, Ukraina và Moldavia ruột thịt.
Ban ca nhạc Chervonta ruta có vinh dự được trình làng tại Thành phố Ngôi Sao, trước các nhà du hành vũ trụ, và họ đã có cơ hội được tuyên ngôn dõng dạc về một dòng âm nhạc tươi trẻ, biết kết hợp tiết tấu hiện đại với những yếu tố dân gian. Tiếng lành lan xa, từ “đường băng” ở Thành phố Ngôi Sao, ban nhạc được mời đến biểu diễn trên những sân khấu quyền quý như Trung tâm ca nhạc Nước Nga, Nhà hát Ca nhạc nhẹ Trung ương và Cung Đại hội trong Điện Kremli. Ra mắt tại những nơi như thế, Sofia Rotaru không tỏ ra nhút nhát, mà tự tin thể hiện mình như một nghệ sĩ đã đến độ chín: vừa điềm đạm, không vội vàng để lọt một động tác thừa, vừa dồn hơi để cất lên những lời ca có cánh. Sofia hát như vẫn quen hát từ hồi nhỏ: tự nhiên, và dâng hiến hoàn toàn. Nữ ca sĩ như chơi với chất giọng của mình chẳng khác nào một kỵ sĩ chơi với con ngựa bất kham, khi kìm nén theo chủ ý, khi bay bổng hết cỡ. Ba chất nhạc dân tộc Moldavia, Ukraina và Nga được kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa trong sự chân thành và nhiệt thành của Sofia Rotaru. Tố chất ấy, đã đôi ba thập niên rồi, chưa thấy ca sĩ nào sánh kịp.
Tất cả những điều đó đã mở đường cho nữ ca sĩ giành được sự công nhận rộng rãi. Năm 1972, Sofia Rotaru cùng Chervonta ruta mang chương trình Các ca khúc và vũ khúc dân tộc của xứ sở Xô viết đi lưu diễn tại Ba Lan. Năm 1973, tại cuộc thi quốc tế Orpheus Vàng, Sofia Rotaru giành giải Nhất với bài "Thành phố của tôi "(E. Doghi) và bài hát tiếng Bulgaria Cánh chim (T. Rusev và D. Demyanov). Về nước, bài "Thành phố của tôi" cũng được trao giải thưởng “bài hát của năm1973”.
Năm 1974, Sofia Rotaru tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Kishinyov và giành được giải thưởng tại Liên hoan ca khúc Sopot (Ba Lan) về hai bài "Hồi tưởng" (B. Rychkov) và Vodograi (V. Vasyuk), ngay năm sau - trở thành người lĩnh xướng của Nhạc viện Krym. Suốt cả thập niên 1970, năm nào Sofia Rotaru cũng giành được giải thưởng “Bài hát của năm” – đó là những ca khúc viết riêng cho Sofia, bởi những nhà thơ, nhạc sĩ danh giá nhất nước: Arno Babajanyam – “Trả lại em tiếng hát”, Alexey Mazhukov – Tiếng nhạc đã vang lên, Pavel Aedonysky – Dành cho những ai biết chờ đợi, Oscar Feltzman – “Chỉ mình anh thôi”, David Tukhmanov – “Trong căn nhà của tôi” và Điệu vals, Yuri Saulsky – “Chuyện thường ngày”. Sofia Rotaru được chọn là ca sĩ thể hiện đầu tiên hai ca khúc của nhac sĩ mới nổi E. Martynov “Lòng chung thủy của chim thiên nga” và “Bài ca về người mẹ”. Nữ ca sĩ còn hợp tác hiệu quả với nhạc sĩ Vl. Matetsky: sau ca khúc “Hoa Oải hương- Lavanda” (1985, song ca cùng Jak Yoala, hiện nay vẫn rất phổ biến) là “Trăng lên”, “Quá khứ đã qua rồi”, “Thiên nga hoang dã”, “Cầu vồng ánh trăng”, “Sao vẫn là sao”…
Hành trình dài suốt gần bốn chục năm, từ cô học sinh hay hát đến “ngôi sao long lanh cả khi đã tròn lục thập”. Sức thu hút của Sofia Rotaru ở đâu? Ở lòng thủy chung với phong cách dân gian, từ phong cách nghiêm ngặt đến giọng ca khoáng đạt, ở lựa chọn tiết mục – đó phải là những ca khúc có giai điệu dễ thuộc và lan tỏa chất trữ tình, trong đó, nhất thiết không được để có một chữ thừa trong ca từ. Như những lần làm việc với nhạc sĩ sáng tác, Sofia Rotaru chỉ ra một điều kiện có tính đúc kết: “Một câu chuyện nho nhỏ chứa đựng cả một thế giới cảm xúc, có kịch tính và có nhân vật cụ thể”.
Sau phim Chervonta ruta, Sofia Rotaru còn tiếp tục xuất hiện trong các phim ca nhạc “Bài ca luôn ở giữa chúng ta” (1974), Sofia Rotaru mời bạn (1985), “Tự bạch về chuyện tình” (1986), “Trái tim vàng” (1989), “Chợ tình” (1990), Những ca khúc mới về điều chủ yếu (1996), 10 bài ca về skva (1997), và vào vai nữ chính trong hai bộ phim truyện “Tình yêu, người ở đâu?” (1980, giải thưởng Liên hoan phim toàn Liên bang Xô viết, 1981) và “Tâm hồn” (1981). Sự nghiệp ca hát của bà được lưu lại bằng 25 đĩa than cổ điển và 10 đĩa CD...
Nữ ca sĩ Sofia Rotaru được ghi nhận bằng một danh hiệu chung “Nghệ sĩ Nhân dân” của ba quốc gia Nga, Ukraina và Moldavia ruột thịt.
Để nghe những bài hát của nghệ sĩ Sofia
Rotaru, các bạn có thể vào thư mục Sofia Rotaru hoặc, những bài hát dân ca,
những bài hát viết cho phim, những bài ca truyền thống, tổng cộng trong blog
của minhhankiev có tới hơn 100 bài do Sofia Rotaru biểu diễn.
TP. Hồ Chí Minh
23.11.2010
Minh Nguyệt.