Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

ГДЕ ЖЕ ТЫ БЫЛА – EM ĐÃ Ở NƠI ĐÂU


Các bạn thân mến, trong cuộc đời đôi khi tình cờ gặp nhau một lần đã cảm thấy mến nhau, lúc đó ta có cảm tưởng như trời ban phước cho hai đứa được gặp nhau, cũng có người cho là tiếng sét ái tình. Nhưng khổ một nỗi chưa kịp hỏi tên thì nàng đã ra đi và không hề gặp lại, khiến cho chàng buồn bã ngày đêm gọi nàng, cho dù chưa hề biết tên.


ГДЕ ЖЕ ТЫ БЫЛА – EM ĐÃ Ở NƠI ĐÂU
Музыка: В. Добрынин- Слова: Л. Дербенев
Лишь позавчера нас судьба свела,
А до этих пор где же ты была,
Разве ты прийти раньше не могла,
Где же ты была, ну где же ты была.
Mới chỉ hôm kia thôi số phận kết nối chúng mình,
Và trước thời gian đó em đã ở nơi nào,
Phải chăng em không thể đến sớm được hay sao,
Em đã ở nơi nào thế em ơi.
Сколько раз цвела летняя заря,
Сколько раз весна приходила зря,
В звёздах за окном плыли вечера,
А пришла ты лишь позавчера.
Bao mùa hè bình minh rạng rỡ,
Bao mùa xuân đến cũng phí hoài,
Ngoài cửa sổ mây bồng bềnh giữa các ngôi sao hôm qua,
Còn em chỉ mới tới vào ngày hôm kia.
Сколько дней потеряно,
Их вернуть нельзя, их вернуть нельзя
Падала листва и метель мела,
Где же ты была.
Bao nhiêu ngày đã mất rồi,
Chẳng thể nào mang trở lại,
Lá thu rơi bão tuyết cuốn đi,
Em đã ở nơi nào hỡi em ơi.
Пусть я твоего имени не знал,
Но тебя я звал, днём и ночью звал,
И опять меня обступала мгла,
Где же ты была, ну где же ты была.
Cho dù anh chưa hề biết tên em,
Nhưng ngày đêm anh vẫn luôn gọi em,
Và mây mù lại bao quanh lấy anh,
Em đã ở nơi nào thế em ơi.
Трудно рассказать, как до этих дней
Жил на свете я без любви твоей,
С кем-то проводил дни и вечера,
А нашёл тебя позавчера.
Khó nói được những ngày trước đó trên thế gian
Anh sống ra sao thiếu tình yêu của em,
Cùng ai đó trải qua bao ngày và hôm qua,
Anh tìm được em chỉ có ngày hôm kia.
Сколько дней потеряно,
Их вернуть нельзя, их вернуть нельзя
Падала листва и метель мела,
Где же ты была.
Bao nhiêu ngày đã mất rồi,
Chẳng thể nào mang trở lại,
Lá thu rơi bão tuyết cuốn đi,
Em đã ở nơi nào hỡi em ơi.


Tp. Hồ Chí Minh 24.12.2014
Minh Nguyệt dịch



TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ BẰNG VĂN VẦN.





Xưa nay tôi chỉ biết rằng cứ nói đến Nghệ An thì mọi người nói đùa là dân cá gỗ, còn những từ địa phương thì chỉ biết vài từ thôi. Nếu người Nghệ An nói chuyện với nhau thì mình giống như vịt nghe sấm là điều hiển nhiên thôi, vì quê hương xứ Nghệ có nhiều từ địa phương quá mà. Mời các bạn tham khảo tiểu thuyết bằng thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhé.

TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ BẰNG VĂN VẦN.
Nguyễn Trọng Tạo. 3-2014.

Con trâu thì gọi “con tru”
Con dâu thì gọi “con du” trong nhà
“Mấn” là “váy”, “ngái” là “xa”
“Đi mô?” để hỏi ai là “đi đâu? ”

“Nác su” ý nói “nước sâu”
“Trấy bù” để gọi “quả bầu” đấy nha
“Gác bếp” thì gọi là “tra”
“Lông cơn” thực chất đó là “trồng cây”

“Ra sân” thì nói “ra cươi”
“Đi nhởi” ý nói “đi chơi” ấy mà
“Chúng tao” thì nói là “choa”
“Các bạn”, thân mật gọi là “bọn bay”

“Tê” là “kia”, “ni” là “này”
“Mi” “mần” ý nói là “mày” “làm” thôi
“Chộ” là “thấy”, “nhác” là “lười”
“Mắm tôm” cứ gọi “ruốc bôi” đúng liền

“Đọi” là “bát”, ”nôốc” là “thuyền”
“Khủy chân” đích thị có tên “lặc lè”
“Đàng” là “đường”, “đấy” là “tè”
“Thế thôi” thì nói “rứa hè” là xong

“Rừng” là “rú”,“rào” là “sông”
“Ngá khu” tức thị “ngứa mông” thật rồi
“Mơ” là “mớ”, “thúi” là “hôi”
“Nỏ nhởi” ý nói “không chơi” đó mà

“Tê” là “kia, “tề” là “kìa”
“Cái môi” tên gọi “cái thìa” đó em
“Đánh nhau” – “đập chắc” nhớ liền
“Ra răng” là muốn hỏi em “thế nào”

“Ả” là “chị”, “tau” là “tao”
“Rứa” là “thế”, “răng” là “sao” đó mà
“Bổ” là “ngã”, “mả” là “mồ”
“Lọi cẳng” để nói đó là “duỗi chân”

Vải “đen” ắt hẳn vải “thâm”
”Trụt quỳn” ý nói “tụt quần” thế thôi
“Dốc” là “trôộc”, “đôộng” là “đồi”
“Mui” là để chỉ cái “môi” trước mồm

“Đầu” là “trôốc”, “hun” là “hôn”
“Ló” chưa hết là “Lúa” còn đấy em
“Ngượng” là “rầy” “thích” là “sèm”
Ai hỏi đến “lả” thì châm “lửa” liền

“Nỏ” là “không” nhé đừng quên
“Lá trù” chính xác là tên “lá trầu”
“Mắc” là “bận”, “mô” là “đâu”
“Ăn nể” , “ăn vã” như nhau cả mà

Có người gọi “bọ” là “cha”
“Nương” là “vườn”, “rẫy” gọi là “nương” thôi
“Bù rợ” “bí đỏ” đúng rồi
“Nước chè” quê bạn, quê tôi “nác chè”

“Nướng” là phải “náng” đó nghe
Gọi mang lọ “mói” thì bê “muối” liền
Trốc cúi” là “đầu gối” chân
Gọi “đài” múc nước phải cầm “gầu” ngay

“Chủi” là cái “chổi” đây này
Nói “rờ” thì cứ đưa tay mà “sờ”
“Lúc này” tạm nói là “dừ”
“Luộc kỹ gốc” nhé, “Loọc nhừ côộc” nha,

“Con ga” để chỉ “con gà”
“Con bê” choa nói đó là “con me”
“Con suối” cứ gọi là “khe”
”Châu chấu” ngoài đó, ở quê “cào cào”

“Hồ” nước được gọi là “bàu”
“Cá quả” cứ gọi “cá tràu” không sai
“Con người” thì nói “Con ngài”
”Cù cu” tên gọi của loài “bồ câu”

“tối” nói “túi”, “túi” nói “bâu”
“Con sâu” có chỗ gọi “trâu” thật mà
“Hổ bắt” thì nói “khái tha”
“Muỗi”, “giòi” thì gọi đó là “mọi”, “troi”

“Con ruồi” thì nói “Con ròi”
Bắt “tôi” “Nhúng” đít thì “tui” “trụng” quần
“Con giun” phải nói “Con trùn”
“Với chắc” có nghĩa là cùng “với nhau”

“Lộ mô” có nghĩa “chỗ nào”
Nói “vo trôốc” là “gội đầu” đó em
“Gạo” thì gọi “gấu” đừng quên
Ai nói đến “trự” nhớ liền “chữ” ngay

”Chạc” là để chỉ cái “dây”
Nói đi “đâm” gạo hiểu ngay “giã” rồi
Cả anh, em mẹ tới chơi
Đều chào là “cụ” thế thôi em ờ

“Sạu” thì phải hiểu là “ngô”
”O” là bác gái và “cô” đó mà
“Mẹ chồng” vẫn gọi “mụ gia”
“Ràn tru” phải hiểu đó là “chuồng trâu”

“Ròi bu” ý nói “ruồi bâu”
Hỏi nơi “rửa bát” là đâu “lộ chồ”
Gọi “vợ” là “gấy”nhớ cho
Nói “Nhôông” ắt hẳn chính là “chồng” thôi

“Dao khoắm” là “rạ” đúng rồi
Bảo đi lấy “toóc” thì lôi “rạ” về
“Ruộng” là gọi “roọng” đó nghe
“Anh nha” cứ nói “eng hè” là xong

“Suôn” là “thẳng”, “ngoẹo” là “cong”
“Nỏ mần răng cả” là “không việc gì”
“Gõ đầu” là “trọi trốc” mi
“Kệ tau” ý nói làm gì “mặc tôi”

“Trúp vả” để chỉ cái “đùi”
“Ả nậy” – “chị lớn” biết rồi chứ em,
“Ngong” là “ nhìn”, “coi” là “xem”
“Mệ va” – “chị ấy” mong em chớ cười

“Lớn” thì nói “nậy” thế thôi
“Lõi” ngô, lõi mít nói “cồi” đừng lo
“Cây cọ” choa nói “cơn tro”
Gọi “tắn”, gọi “tít” “rắn” bò “rết” ra

“Mạo” là cái “mũ” đó nha
Trong đó từ “rạc” nghĩa là “xác xơ”
“Anh” là “eng”, “cô” là “O”
“Mun” trong bếp củi là “tro bếp” mà…

(Mời các bạn nối vần)