Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

СТОРОЖ ЗМИЁВСКОЙ БАЛКИ- NGƯỜI GÁC KHE NÚI ZIMIOVSKA




Các bạn thân mến, trong tuần vừa qua nhà thơ lớn của Liên Xô và nước Nga - Евгений Евтушенко đã đến Rostov để tham dự vào buổi hòa nhạc "Tưởng nhớ lòng dũng cảm!", kỷ niệm lần thứ 70 Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và ngày Quốc tế thảm sát người Do thái thời Hitle. Sau khi viếng thăm hẻm núi Zimiovska ông đã viết bài thơ ai oán tố cáo tội ác của quân phát xít đã giết người hàng loạt tại nơi này.
Hẻm núi Zmiovska – là nơi tại Liên bang Nga mà quân phát xít xâm lược tiến hành hủy diệt hàng loạt lớn nhất các công dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vĩ đại.
Ngày 5 tháng 8 năm 1942 chúng dồn về hẻm núi này hàng ngàn tù binh của Liên Xô, bắt đào hào rất lớn. Sau khi hoàn thành các các công việc này, tất cả những người này đã bị bắn chết vào ngày 08- 09 tháng tám. Đến ngày 11 tháng 8 thì đến lượt dân Do Thái ở Rostov trên song Don. Trong những ngày khủng khiếp đó chúng đã bị phá hủy diệt hoàn toàn 13.000 người.
Họ đã bị bắn, giết trong phòng hơi ngạt, đầu độc. Chúng hành quyết tù binh Liên Xô, đội ngũ đảng viên và đoàn viên thanh niên Komsomol ở Rostov, họ bị giam tại các nhà tù thành phố, những người hoạt động bí mật, những người vi phạm quy chế Đức Quốc xã, các dân quân, người Kurd, người Assyria, Armenia, Digan, được bọn Đức quốc xã coi là thấp hèn và cũng có ý định tiêu diệt, thậm chí cả những người Rumania - đào ngũ từ mặt trận Stalingrad tiếp tục ở hẻm núi Zmievska trong suốt thời gian chiếm đóng Rostov.
Theo Ủy ban Nhà nước bất thường ở Rostov-trên song Don theo số liệu thống kê về thiệt hại và sự tàn bạo của quân phát xít xâm lược, 27.000 người đều bị giết chết, trong đó 15-17.000 là người Do Thái.
Trong bài thơ có nhắc đến tên ông МИХОЭЛС chính là Соломон Михайлович (1890-1948). Ông là diễn viên Nga, giám đốc, giáo viên, Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô (1939). Họat động sân khấu từ năm 1919. Ông làm việc tại Nhà hát Do Thái Moscow State (kể từ năm 1929 giám đốc nghệ thuật). Ông được giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1946) và năm 1948 bị bộ công an Nga ám sát.
ПЛИСЕЦКАЯ Майя Михайловна sinh năm 1925 bà là diễn viên múa ba lê Nga, Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô (1959), Giải thưởng Lenin (1964).Anh hùng Lao động xã hội (1985).
Марк Заха́рович Шага́л - Marc Chagall, ông sinh ngày 6 tháng 7 năm 1887, tại tỉnh Vitebsk- Belarus - mất ngày 28 tháng 3 năm 1985, tại Saint Paul de Vence, Provence. Pháp – Ông là họa sĩ người Nga và Pháp gốc Do Thái. Ông là một trong những đại diện nổi tiếng nhất của nghệ thuật tân tiến thế kỷ XX.


СТОРОЖ ЗМИЁВСКОЙ БАЛКИ- NGƯỜI GÁC KHE NÚI ZIMIOVSKA
Евгений Евтушенко 15.12.2014


Когда все преступленья замолятся?
Ведь, казалось, пришла пора.
Ты ответишь ли, Балка Змиёвская?
Ты ведь Бабьего Яра сестра.
Khi tất cả tội ác đã xin chuộc tội?
Dù thấy như thời khắc đã đến rồi.
Có trả lời được không, khe núi Zmiovska?
Hay người chính là em của Babin Yar.

Под землей столько звуков и призвуков,
стоны, крики схоронены тут.
Вижу – двадцать семь тысяч призраков
по Ростову к той балке бредут.
Dưới lòng đất bao tiếng gọi gần xa,
Những tiếng kêu rên vùi chôn ở nơi đây.
Tôi nhìn thấy hai mươi bảy ngàn bóng ma
Lang thang khắp Rostov đến tận khe núi này.

Выжидающе ястреб нахохлился,
чтобы выклевать чьи-то глаза.
Дети, будущие Михоэлсы,
погибают, травинки грызя.
Diều hâu xù lông đang chờ đợi,
Để mổ đi đôi mắt của ai kia.
Những đứa trẻ đời sau của Mikhoels,
Đang chết dần gặm nhai từng ngọn cỏ.

Слышу всхлипывания детские.
Ни один из них в жизни не лгал.
Гибнут будущие Плисецкие,
гибнет будущий Марк Шагал.
Tôi nghe thấy tiếng trẻ con thổn thức.
Trong đời họ chưa có ai từng nói dối một lần.
Những đứa trẻ đời sau của Plisetskaya đã chết đi,
Chết cả họa sĩ tương lai Marc Chagall.

И подходит ко мне, тоже с палочкой,
тоже лет моих старичок:
«Заболел я тут недосыпалочкой.
Я тут сторож. Как в пепле сверчок.
Và tiến đến bên tôi với chiếc gậy trong tay,
Một người ở lứa tuổi bô lão:
“Tôi bị bệnh thiếu ngủ ở chốn này.
Tôi là người canh giữ nơi đây. Như con dế trong đám tro tàn.

Его брови седые, дремучие,
а в глазах разобраться нельзя.
«Эти стоны, сынок, меня мучают,
и ещё – как их звать? «Надпися.»
Lông mày ông rất dày và bạc trắng,
Còn trong đôi mắt ông chẳng thể nào hiểu được.
“Những tiếng rên ấy làm đau lòng ta lắm, con ơi,
Và còn tên của họ ra sao? “Tạc vào bia mộ”.

Я такого словечка не слыхивал,
ну а он продолжал, не спеша:
«Сколько раз их меняли по-тихому
эти самые «надпися».
Tôi chưa từng nghe thấy một từ như thế,
Còn ông vẫn tiếp tục, thật khoan thai:
“Đã bao lần họ lặng thinh thay đổi
Chính những dòng chữ đã tạc này đây.

Почему это в разное время
колготились, незнамо с чего,
избегаючи слова «евреи»,
и вымарывали его?
Tại sao chuyện này bao thời gian đã qua
Thật khó khăn, mà chẳng biết từ đâu,
Lẩn tránh những từ “người Do Thái”,
Và đang tâm xóa bỏ nó đi?

Так не шла к их начальничьей внешности
суетня вокруг слова того.
А потом воскрешали в поспешности.
Воскресить бы здесь хоть одного.
Cảnh tất bật xung quanh lời nói đó,
Không đến được với bộ mặt người lãnh đạo
Và sau này vội vàng làm sống lại.
Làm sống lại nơi đây dù chỉ một con người.

Жаль, что я не умею этого.
Попросить бы об этом небеса!
Я бы тратить всем жизнь посоветовал
на людей, а не на «надпися.»
Tiếc rằng, tôi không làm được điều này.
Cầu xin chăng ở chốn thiên đường thôi!
Tôi muốn khuyên mọi người trả giá cho cuộc đời
Vì con người, chứ không vì “tên trên bia mộ”.

Tp. Hồ Chí Minh 16.12.2014
Minh Nguyệt dịch.

 Mời các bạn nghe bài hát nổi tiếng do nhà thơ Евгений Евтушенко viết lời: “Хотят ли русские войны