Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

ТЫ Ж МЕНЕ ПИДМАНУЛА - EM ĐÃ LỪA DỐI ANH “ВИА ГРА”

Bài hát dân ca Ucraina rất vui nhộn: 


ТЫ Ж МЕНЕ ПИДМАНУЛА EM ĐÃ LỪA DỐI ANH “VIAGRA” “ВИА ГРА” (NADYA/VERA/ALBINA)

Dân ca Ucraina 


Тi сказала в понедiлок
Вiдем разом по борвiнок
Я прiшев тебе ни ма
Пiдманула пiдвела
Em bảo anh rằng đến thứ hai
Cùng nhau đi hái hoa dừa cạn
Anh đến rồi mà chẳng thấy em
Em đã đánh lừa và dối anh.
Припев:
Тi ж мене пiдманула
Тi ж мене подвела
Тi ж мене молодого
С ума с разума свела

Thế là em đã nói dối anh
Thế là em đã đánh lừa anh
Em cứ coi anh như trẻ con
Làm anh điên đầu quá đi thôi.
Я ж тебе я ж тебе пiдманула
Я ж тебе я ж тебе пiдвела
Я ж тебе я ж тебе молодого
С ума разума свела
Thế là em đã nói dối anh
Thế là em đã đánh lừa anh
Em cứ coi anh như trẻ con
Làm anh điên đầu quá đi thôi.
Тi сказала во вiторник
Поцелуешь разов сорок
Я прiшел тебе ни ма
Пiдманула пiдвела
Em bảo anh rằng đến thứ ba
Sẽ hôn anh đến bốn mươi lần
Anh đến rồi mà chẳng thấy em
Em đã đánh lừa và dối anh.
Тi сказала во середу
Вiйдем разом по череду
Я прiшел тебе ни ма
Пiдманула пiдвела
Em bảo anh rằng đến thứ tư
Cùng nhau đi theo cả bầy
Anh đến rồi mà chẳng thấy em
Em đã đánh lừa và dối anh.
Тi сказала у четверг
Вiйдем разом на концерт
Я прiшел тебе ни ма
Пiдманула пiдвела
Em bảo anh rằng đến thứ năm
Cùng nhau đi nghe hòa nhạc
Anh đến rồi mà chẳng thấy em
Em đã đánh lừa và dối anh.
Тi сказала у пятницу
Вiйдем разом по черницу
Я прiшел тебе ни ма
Пiдманула пiдвела
Em bảo anh rằng đến thứ sáu
Cùng nhau đi viếng nhà thờ
Anh đến rồi mà chẳng thấy em
Em đã đánh lừa và dối anh.
Тi сказала у субботу
Вiйдем разом на работу
Я прiшел тебе ни ма
Пiдманула пiдвела
Em bảo anh rằng đến thứ bảy
Ta cùng nhau đi làm nhé anh.
Anh đến rồi mà chẳng thấy em
Em đã đánh lừa và dối anh.
Тi сказала в воскресенье
Пойдем вместе на веселье
Я прiшел тебе ни ма
Пiдманула пiдвела
Em bảo anh đến chủ nhật này
Cùng đi dự đám cưới nhé anh.
Anh đến rồi mà chẳng thấy em
Em đã đánh lừa và dối anh.
TP. Hồ Chí Minh 18.01.2010 
Minh Nguyệt dịch.

 Xin cám ơn anh bạn Igor Leviski người Ucraina đã dịch hộ một số từ
sang tiếng Nga giúp tôi.
 
 
 
 
 

ЧОМ ТИ НЕ ПРИЙШОВ - VÌ SAO ANH KHÔNG ĐẾN

 Đã một tháng trôi qua, 
Em chờ đợi anh hoài, 
Mà sao anh chẳng đến?
Vì anh không có ngựa,
 
Hay không biết chạy xe
Hay mẹ chẳng cho đi?
 nhà em có ngựa
Em cũng biết chạy xe

Mẹ em cho đi mà..
 ЧОМ ТИ НЕ ПРИЙШОВ - VÌ SAO ANH KHÔNG ĐẾN 
Dân ca Ucraina

Чом ти не прийшов,
Як мiсяць зiйшов?
Я тебе чекала.
Đã một tháng trôi qua, 
Em chờ đợi anh hoài, 
Mà sao anh chẳng đến?
Чи коня не мав?
Чи стежки не знав?
Мати не пускала?
Vì anh không có ngựa,
Hay không biết chạy xe
Hay mẹ chẳng cho đi?
I коня я мав,
I стежку я знав,
I мати пускала.
 nhà em có ngựa
 Em cũng biết chạy xe
 Mẹ em cho đi mà.
Найменша сестра,
Бодай не зросла,
Сiдельце сховала.
Em có cô gái út
Chỉ biết cầm dây cương
Vì vẫn chưa kịp lớn
А старша сестра,
Сiдельце знайшла,
Коня осiдлала.
Còn chị gái của em,
Đã biết chạy xe rồi
Đang ngồi trên lưng ngựa
Поїдь, братику,
До дiвчиноньки,
Що тебе чекала.
Em trai hãy đi đi
Gặp bạn gái của mình
Cô ấy đang đợi đấy
Тече рiченька,
Невеличенька,
Схочу - перескочу.
Hỡi con suối đang chảy
Chắc chẳng rộng bao nhiêu
Mà lòng em muốn nhảy
Вiддайте мене,
Моя матiнко,
За кого я хочу
Hỡi mẹ của con ơi
Hãy gả con đi nhé
Cho người con yêu thương
TP. Hồ Chí Minh 23/10/2009
Minh Nguyệt dịch






Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

NGÔI SAO BAN CHIỀU" CỦA ĐINH TIẾN HẬU


Tháng 6 năm 2011 tôi được tham dự trại sáng tác tại Tam Đảo. Được trao đổi với anh em trong trại, tôi mới biết thêm tên tuổi của các nhạc sĩ trong hội âm nhạc Hà Nội. Trong buổi giao lưu giới thiệu về bản thân của các nhạc sĩ do nhạc sĩ Ngô Quốc Tính chủ trì, tôi không quên lời tự giới thiệu của nhạc sĩ Đinh tiến Hậu, anh có một số ca khúc giới thiệu cho trại,  mọi người nghe đều rất ngưỡng mộ như: Ngôi sao ban chiều, Tháng giêng, Mùa thu ơi vàng đi, Gõ cửa.
Ấy vậy mà ca khúc “Ngôi sao ban chiều” của nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu vẫn bị tưởng nhầm của người khác.
 
  Nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu tâm sự:
Tôi sáng tác ca khúc “Ngôi sao ban chiều” vào khoảng năm 1963 -1964 để có tác phẩm nộp trong hồ sơ thi vào khoa sáng tác Trường Âm nhạc Việt Nam.
Sau đó bài hát được lan truyền trong giới sinh viên các trường Đại học. Nguyên do cô em gái tôi cũng là cây văn nghệ trong trường Đại học sư phạm Hà Nội. Bài hát được phổ cập trong giới sinh viên, rồi những năm sau đó tôi thấy họ hát bài này trong đám cưới, các cuộc liên hoan và hội diễn văn nghệ. Sau khi Sài Gòn giải phóng tôi lại thấy bài hát này xuất hiện trong các cuốn băng nhạc từ Sài Gòn gửi ra. Hiện nay trong các giáo trình dạy nhạc có in bài này đề nhạc Nga hay nhạc ngoại quốc.
Đặc biệt trong tập nhạc “Alibaba và 40 ca khúc trữ tình” do nhạc sĩ Đào Ngọc Dung biên soạn. Nhà xuất bản Âm nhạc ấn hành bài hát “Ngôi sao ban chiều” với tên tác giả là: Tchaicovsky. Tôi đã đến nhà xuất bản và gặp nhạc sĩ Đào Ngọc Dung để hỏi sự tình, sau đó ông Đào Ngọc Dung đã trình bày sự sai sót của mình và có lời xin lỗi nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu bằng văn bản.
Năm 1998, hai nhạc sĩ Nguyễn Lưu và nhạc sĩ Nguyễn Cường đã cho đăng trên tờ báo Đầu tư một bài nhan đề: Bài hát Ngôi sao ban chiều” là bài hát Nga hay bài hát Việt để minh chứng tác giả đích thực của nó là nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu đang sinh sống tại Hà Nội (số nhà 35B ngõ 738 đường Bạch Đằng, Quận Hai Bà  Trưng, Hà Nội  ĐT: 0936217627).
Song một số chương trình truyền hình  trực tiếp của HTV9 một số ca sĩ vẫn giới thiệu sai tác giả, thật đáng buồn với nhạc sĩ – người cha đẻ của nó.
Cả hội trại chúng tôi ồ lên với câu chuyện của nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu, một nhạc sĩ nghèo hiền lành chất phác chẳng biết kêu ai khi đứa con của mình bị thay đổi tên cha đẻ vẫn giới thiệu trên truyền hình trực tiếp HTV9.


 Giao lưu âm nhạc Tam Đảo từ trái sang phải các nhạc sĩ:
Đinh Tiến Hậu, Thuý Hạnh, (?), Ngô Quốc Tính. Phó Đức Phương, Hoàng Hải, Đình Thảo

Bài viết trên được trích từ trang web chính thức của hội nhạc sĩ Việt Nam.




Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

MỘT HÀ NỘI- HAI HỘI ĐỒNG HƯƠNG



 Thành cổ Sơn Tây
Các bạn thân mến, chuyện xẩy ra đã lâu lắm rồi nhưng nhân tiện có sự kiện mới nên tôi mới kể lại để các bạn cùng nghe.
Số là mười mấy năm trước đây khi còn tỉnh Hà Tây, những người quê ở Hà Tây sinh sống và làm ăn ở thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ra Hội đồng hương Hà Tây.
Cứ đầu năm mới dương lịch Hội đồng hương lại gặp mặt một lần ôn lại truyền thống đấu tranh bất khuất của quê hương và thành tích đi lên trong xây dựng đất nước, xây dựng con người mới. Năm nào chúng tôi cũng tham gia đều đặn.
Như các bạn còn nhớ đến cuối năm 2009 thì sau bao lần sáp nhập từ Sơn Tây với Hà Đông thành tỉnh Hà Tây vào năm 1965, rồi đến 1975 lại sáp nhập Hà Tây với Hòa Bình thành Hà Sơn Bình, rồi tới năm 1978 lại sáp nhập Sơn Tây về Hà Nội, cho đến năm 1991 thì Sơn Tây lại trả về với Hà Tây.
Sau bao lần chuyển, qua chuyển lại thì tới tháng 8/2008 thị xã Sơn tây cùng toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội.
Cũng từ những năm 1978-1979 tôi nghe các bạn hay nói đùa khi Sơn Tây sáp nhập về Hà Nội, rằng bây giờ có cả Mường Hà Nội rồi!
Vào năm 2009 khi có anh bạn làm ở Cục an toàn bay của Vietnam Airline vào trong này chơi, anh ấy nói đùa bảo bây giờ có Hà Nội 1 và Hà Nhì! Tôi hiểu anh bạn tôi muốn nói rằng Hà Nhì là Hà Nội 2 là phần mới sáp nhập từ các tỉnh về Hà Nội.
Nếu ai từng ở Sơn Tây thì biết Hà Nhì đó là tên của một quả đồi rất lớn mà trước đây người Pháp đã xây dựng hệ thống lô cốt kiên cố ở đó và người ta đặt tên là bốt Hà Nhì chứ không phải Hà Nhì mà các bạn ấy ám chỉ là dân Hà Nội 2.
Vao tháng 10 năm 2009 lần đầu tiên tôi tham gia Hội đồng hương Hà Nội tại Khu bảo tàng Miền Đông Nam bộ ở Tân Bình có khá đông người của Hà Nội thành cổ và Hà Nội mới sáp nhập tham gia.
Năm đó do số lượng người quá đông và mọi người đến chủ yếu nghe vài bài phát biểu về truyền thống của Hà Nội rồi nghe các nghệ sĩ biểu diễn thơ ca…không tổ chức liên hoan ăn uống gì hết nên có vẻ không có nhiều ấn tượng với anh chị em gặp nhau, lần nào cũng nhậu.
Rồi đến tháng 9 năm 2010 một số người thuộc Hội đồng hương Hà Tây và cả những người gốc Hà Nội đã thành lập ra Hội đồng hương Hà Nội mới đã tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Vườn Cau bên cạnh Cầu Hang ở Gò Vấp. Tổ chức cũng có vẻ quy củ, anh chị em đồng hương thỉnh thoảng sinh hoạt theo tổ, kể ra cũng mất thời gian nếu ai bận việc nhà.
Chỉ có điều đáng nói ngày hôm Hội đồng hương Hà Nội mới do các đồng chí bộ đội nghỉ hưu tổ chức nên đã đánh nhanh thắng nhanh và tổ chức trước Hội đồng hương Hà Nội sịn. Cho nên ngày hôm trước vừa đi dự liên hoan Hội Hà Nội mới xong thì một người trong ban liên lạc Hội đồng hương Hà Nội gọi điện cho tôi và mời về bên Hội ấy. Anh ấy nói rằng ban lãnh đạo của Hà Nội mới ăn chia không đều và không công khai tài chính rõ ràng nên họ kiện nhau này khác…
Tôi nghĩ giản đơn, vừa đi nhậu hôm qua, mai lại đi nhậu tiếp, đi với hội nào thì đi một hội thôi chứ lại đi cả hai hay sao vừa tốn tiền vừa mất thời gian, vợ con lại nghĩ mình là kẻ tham ăn!!!
Nghĩ cũng buồn cười, khi một Hà Nội có tới hai Hội đồng hương.
Từ đấy tôi thường đi tham gia với Hội Hà Nội mới vào đầu tháng 10 hàng năm, nhưng chúng tôi cũng hay tụ tập những người cùng quê Sơn Tây và ngồi với nhau. Nhiều lúc chúng tôi cũng nghĩ rằng tỉnh Hà Tây không còn nữa, không có lý do gì mà thành lập Hội đồng hương Hà Tây, sao những người Sơn Tây không thành lập riêng ra Hội nhỉ? Có một vài lần tôi còn nghe bên Hội Hà Nội chỉ thị cấm hát cả những bài về Hà Tây nữa!!!
Rồi tuần vừa qua đáp ứng lòng mong mỏi của mọi người quê thuộc địa phận tỉnh Sơn Tây cũ đã Hội đồng hương Sơn Tây đã ra đời. Buổi gặp mặt tại nhà hàng Hương Phố là khu nhà hàng- tiệc cưới ở Gò Vấp do một người tên là Liêm là người Sơn Tây làm chủ.
Buổi gặp mặt đông vui, ban đầu Ban tổ chức dự kiến khoảng 65 -70 người tham gia, nhưng khi vào hội trường có tới gần 200 người chủ yếu là từ thị xã Sơn Tây đang làm ăn sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Thôi từ nay mình đã có sân chơi bên Hội đồng hương Sơn Tây, sẽ không còn bị đá đểu là Hà Nội 2 hay Hà Nhì nữa rồi!
Tp. Hồ Chí Minh 18.3.2016
Minh Nguyệt


Một số hình ảnh ngày ra mắt Hội đồng hương Sơn Tây tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hình ảnh chính của Hội trường

Ban lãnh đạo Hội đồng hương Sơn Tây tại thành phố Hồ Chí Minh
Tiết mục ca múa mừng ngày thành lập Hội do chị Nguyễn Quỳnh Anh chủ biên

Ca sĩ người Hà Nội nghệ sĩ ưu tú của Quân chủng phòng không không quân đã ngoài 80 tuổi tham gia


Múa cánh bướm mùa xuân