Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

ВСЕ В ТВОИХ РУКАХ – TẤT CẢ TRONG TAY ANH “АНЖЕЛИКА ВАРУМ И ЛЕОНИД АГУТИН”



Một bài hát rất tình cảm do ca sĩ Анжелика ВарумЛеонид Агутин trình bày với tựa đề “ВСЕ В ТВОИХ РУКАХ – TẤT CẢ TRONG TAY ANH”. Tất cả mọi thứ trong tay anh rồi, chỉ có anh nhút nhát mà thôi. Buổi chiều lãng mạn đang bồng bềnh trôi ngoài cửa sổ, chỉ có anh và em trong căn phòng bé nhỏ. Hãy gần lại mái đầu, hãy ghé sát đôi môi và cùng em khiêu vũ đi anh…Con trai ở đâu mà nhát thế nhỉ, sao lại phải để người con gái chủ động như thế. Hãy mạnh dạn lên, nếu không chỉ có mà ế vợ mất thôi.
ВСЕ В ТВОИХ РУКАХ – TẤT CẢ TRONG TAY ANH “АНЖЕЛИКА ВАРУМ И ЛЕОНИД АГУТИН”


Капелькой дождя упал
На твои ладони этот день.
Ты меня повсюду ждал
И бродил за мною словно тень.
Прячешь ты глаза словно
Робостью навек, скован.
Сделай первый шаг,
Будь же посмелей со мной
Cơn mưa nhỏ giọt thành giọt
Vào lòng bàn tay anh hôm ấy.
Anh đợi em ở khắp mọi nơi
Lang thang theo em như cái bóng.
Anh giấu đôi mắt cứ ngỡ như
Bị ngượng ngùng suốt đời vì nhút nhát.
Anh hãy thực hiện bước đi đầu tiên,
Hãy mạnh dạn lên cùng với em
Припев:
Послушай, все в твоих руках
Все в твоих руках, все в твоих руках.
Ты знаешь, все в твоих руках,
Все в твоих руках и даже я.

Hãy nghe anh, mọi thứ trong bàn tay anh
Tất cả mọi thứ ở trong bàn tay của anh.
Biết chăng anh, mọi thứ ở trong bàn tay anh,
Mọi thứ ở trong bàn tay anh ngay cả em đây.
Вечер за окном плывет,
Я закрыла двери, ты со мной.
Тает между нами лед,
Но еще не верю, что ты мой.
Губы и глаза ближе
И стучат сердца, слышишь.
Сделай первый шаг,
Будь же посмелей со мной.
Buổi tối bồng bềnh trôi ngoài cửa sổ,
Em đóng cửa phòng chỉ có em và anh.
Tuyết lạnh tan chảy giữa chúng mình,
Nhưng em chưa tin, anh là của em.
Đôi mắt và bờ môi càng gần thêm
Hai trái tim gõ nhịp, anh nghe thấy chăng.
Anh hãy thực hiện bước đi đầu tiên,
Hãy mạnh dạn lên cùng với em
Послушай, все в твоих руках
Все в твоих руках, все в твоих руках.
Ты знаешь, все в твоих руках,
Все в твоих руках и даже я.
Hãy nghe anh, mọi thứ trong bàn tay anh
Tất cả mọi thứ ở trong bàn tay của anh.
Biết chăng anh, mọi thứ ở trong bàn tay anh,
Mọi thứ ở trong bàn tay anh ngay cả em đây.
Послушай, все в твоих руках
Все в твоих руках, все в твоих руках.
Ты знаешь, все в твоих руках,
Все в твоих руках и даже я.
Hãy nghe anh, mọi thứ trong bàn tay anh
Tất cả mọi thứ ở trong bàn tay của anh.
Biết chăng anh, mọi thứ ở trong bàn tay anh,
Mọi thứ ở trong bàn tay anh ngay cả em đây.
И даже я... ngay cả em đây.
И даже я... ngay cả em đây.
И даже я... ngay cả em đây.

TP. Hồ Chí Minh 31.07.2013
Minh Nguyệt dịch.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

ЗВЕЗДА МОИХ ПОЛЕЙ- NGÔI SAO NHỮNG CÁNH ĐỒNG CỦA TÔI “ПЕСНЯРЫ”


Tình cờ nghe được bài hát rất hay “ЗВЕЗДА МОИХ ПОЛЕЙ- NGÔI SAO NHỮNG CÁNH ĐỒNG CỦA TÔI” ca ngợi quê hương đất nước xin được giới thiệu cùng các bạn.

ЗВЕЗДА МОИХ ПОЛЕЙ- NGÔI SAO NHỮNG CÁNH ĐỒNG CỦA TÔI “ПЕСНЯРЫ”
Музыка: Н.Богословский - Слова: Л.Давидович, В.Драгунский

Легла роса, спустился вечер синий.
Доносит ветер через ширь лугов -
И свежий запах скошенной полыни,
И эхо дальнее девичьих голосов...
Sương vừa rơi xuống, chiều xanh dần buông.
Ngọn gió mang qua cánh đồng cỏ bao la-
Hương tươi mát của ngải cứu vừa mới cắt,
Và giọng các thiếu nữ vang vọng từ nơi xa …

Легла роса, спустился вечер синий.
А надо мной сияет, как всегда,
Звезда моих полей, звезда моей России -
Страны единственной прекрасная звезда!
Sương vừa rơi xuống, chiều xanh dần buông.
Trên mình tôi vẫn luôn tỏa sáng như mọi ngày,
Ngôi sao những cánh đồng của tôi- ngôi sao nước Nga của tôi-
Ngôi sao tuyệt vời chỉ của một đất nước thôi!

И в день, когда нашёл я на чужбине
Простой букетик полевых цветов -
Я вспомнил запах скошенной полыни,
И эхо дальнее девичьих голосов.
Và một ngày, khi tôi tìm thấy trên vùng đất lạ
Một bó giản đơn những bông hoa đồng nội-
Tôi nhớ lại mùi hương ngải vừa mới cắt,
Và giọng các thiếu nữ vang vọng từ nơi xa …

И где б меня сраженья не носили,
В душе моей со мной была всегда
Звезда моих полей, звезда моей России -
Страны единственной прекрасная звезда!
Ở bất kỳ nơi nào tôi tham gia chiến đấu
Trong tâm hồn tôi vẫn luôn đọng mãi
Ngôi sao những cánh đồng của tôi- ngôi sao nước Nga của tôi-
Ngôi sao tuyệt vời chỉ của một đất nước thôi!

TP. Hồ Chí Minh 30.07.2013
Minh Nguyệt dịch.





Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

КРЕЙСЕР ВАРЯГ- TÀU TUẦN DƯƠNG VARYAG


VARYAG là tên con tàu tuần dương huyền thoại của hải quân Nga trong cuộc thủy chiến với hải quân Nhật năm 1904. Chiến công của tàu tuần dương Varyag đã mãi mãi đi vào lịch sử cuộc chiến tranh Nga- Nhật cùng với chỉ huy V.F. Rudnev.
Chiến đấu trong trận chiến không cân sức với hải quân Nhật Bản và không chịu hạ cờ đầu hàng trước kẻ thù, những người thủy thủ Nga đã đánh chìm con tàu, khi mất hết khả năng tiếp tục chiến đấu, nhưng quyết không đầu hàng quân giặc. Tàu tuần dương Varyag được coi là một trong những tàu tốt nhất của hải quân Nga lúc bấy giờ. Được đóng tại nhà máy của Mỹ tại Filadenfia, hạ thủy vào năm 1899 và được bổ sung cho lực lượng hải quân Nga vào năm 1901.
Đó là con tàu có bốn ống khói và hai cột buồm, boong tàu được bọc thép là tàu tuần dương cấp 1 với lượng giãn nước 6500 tấn.
Hỏa lực chính gồm 12 khẩu pháo 152mm(6 inch). Ngoài ra trên tàu còn có 12 khẩu pháo 75mm, 8 khẩu pháo bắn nhanh 47mm và 2 khẩu 37 mm. Ngoài ra tàu còn có 6 hệ thống phóng ngư lôi. Tàu có thể đạt tốc độ 23 hải lý/ giờ. Nhưng tàu Varyag có một loạt nhược điểm nghiêm trọng: sử dụng các nồi hơi rất phức tạp, vận tốc thực của tàu thấp hơn nhiều so với vận tốc thiết kế. Không có những tấm chắn để bảo vệ các khẩu pháo, tránh bị đạn của đối phương bắn vào, những hiếm khuyết này dễ dàng nhận thấy trong khi vận hành cũng như khi giao chiến.
Thủy thủ đoàn gồm 550 thủy thủ, hạ sĩ quan chiến sĩ và 20 sĩ quan chỉ huy.
Tàu Varyag được Nhật trục vớt vào năm 1905, dùng làm tàu huấn luyện cho các học viên hải quân và hiện nay dùng làm viện bảo tàng.
Chính tàu sân bay được bán cho Trung Quốc, khi đóng và hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Biển Đen, Nikolaiev, Ukraina vào năm 1986, khi hạ thỷ lấy tên là RIGA và được biên chế vào hạm đội Biển Đen của hải quân Liên Xô. Vào năm 1991 khi Liên Xô tan giã, hạm đội Biển Đen chia lại tài sản cho Ukraina và bàn giao tàu RIGA. Ukraina đổi tên thành tàu VARYAG để lấy lại tên tàu huyền thoại ngày xưa đã chìm trong trận thủy chiến với hải quân Nhật năm 1904.
Năm 1946 các nhà làm phim Xô viết đã dựng bộ phim ca ngợi về con tàu Varyag huyền thoại

КРЕЙСЕР ВАРЯГ- TÀU TUẦN DƯƠNG VARYAG
Музыка: А.С. Турищев Слова: Рудольф Грейнц, пер. Е.Студенская
из к/ф Крейсер "Варяг" 1946


Наверх вы, товарищи,
все по местам!
Последний парад наступает...
Врагу не сдается наш гордый "Варяг",
Пощады никто не желает.
Hãy bước lên boong nào các đồng chí ơi,
Tất cả chúng ta vào vị trí!
Cuộc diễu binh cuối cùng đã bắt đầu…
"Varyag" kiêu hãnh của ta không đầu hàng giặc,
Không một ai lại muốn khoan dung.
Все вымпелы вьются, и цепи гремят,
Наверх якоря поднимают,
Готовьтеся к бою, орудия в ряд,
На солнце зловеще сверкают.
Tất cả cờ hiệu bay phấp phới, xích sắt vang rền,
Các neo tàu đang được kéo lên,
Hãy sẵn sàng chiến đấu, đại bác dàn hàng,
Mắt sáng ngời nhìn mặt trời hung dữ.
И с пристани верной
мы в битву пойдем,
Навстречу грядущей нам смерти.
За родину в море открытом умрем,
Где ждут желтолицые черти.
Và từ nơi bến tàu vững chắc
Chúng ta cùng bước vào trận đánh,
Hướng về cái chết cận kề với chúng ta.
Vì Tổ quốc, ta hy sinh giữa biển khơi,
Nơi có quỷ mặt vàng đang chờ đợi.
Свистит и гремит,
и грохочет кругом
Гром пушек, шипенье снарядов.
И стал наш бесстрашный "Варяг"
Подобен кромешному аду.
Tiếng réo rắt và nổ vang rền,
Và xung quanh ầm ầm dữ dội
Đại bác rền vang, trái pháo rít liên hồi.
Và “Varyag” của chúng ta trở nên can đảm
Giống hệt như địa ngục trần gian.
В предсмертных мученьях
трепещут тела,
Гром пушек, дым и стенанья,
И судно охвачено морем огня,
Настала минута прощанья.
Trong nỗi khổ đau lúc hấp hối
Những thân thể rạo rực bồi hồi
Đại bác rền vang, khói và tiếng rên rỉ,
Và con tàu bị bao trùm cả biển lửa,
Giây phút chia ly đã đến rồi.
Прощайте, товарищи, с Богом, ура!
Кипящее море под нами.
Не думали мы еще с вами вчера,
Что нынче умрем под волнами.
Các đồng chí, nào vĩnh biệt với Trời, xung phong!
Biển đang sục sôi trên đầu chúng ta.
Ngày hôm qua chúng ta còn chưa nghĩ đến,
Rằng giờ đây chúng ta sẽ chết dưới sóng biển khơi.
Не скажет ни камень, ни крест,
где легли
Во славу мы русского флота.
Лишь волны морские
прославят вовек
Геройскую гибель "Варяга".
Không một hòn đá hay thánh giá có thể nói,
Nơi nào chúng ta sẽ nằm đây
Chúng ta vì vinh quang của Hải quân Nga
Chỉ có những con sóng của biển khơi
Sẽ ngợi ca ngàn đời
Cái chết anh hùng của “Varyag”.

TP. Hồ Chí Minh 29.07.2013
Minh Nguyệt dịch.



Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

NẾU NGÀY MAI BẠN KHÔNG NHÌN THẤY MẶT TRỜI…



Các bạn thân mến, xin giới thiệu với các bạn một bài báo viết về khí phách kiên cường của một phụ nữ Việt nam đấu tranh với bệnh tật để vươn lên. Bài viết được đăng trên báo “THANH NIÊN SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ” ngày 26/07/2013.


Bài tham dự cuộc thi Hành trình nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phương,

Nghiên cứu sinh ngành Quản trị Giáo dục Đại học, Đại học Massachusetts, Boston. Chị cũng là giảng viên bộ môn Tiếng Việt, Khoa Ngôn ngữ Hiện đại,  Đại học Massachusetts, Boston.
Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời, mọi mơ ước sẽ chìm trong bóng tối, mọi cánh cửa cuộc đời đều khép lại, bạn sẽ làm gì? Chắc hẳn bạn sẽ đau buồn, khóc lóc, dằn vặt. Vui sao được khi “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” mà bạn lại không còn đôi mắt sáng. Chắc bạn sẽ trách trời cao, đất dày sao quá bất công. Bạn có quyền làm thế: cứ khóc cho thỏa thích, cứ đau buồn cho đến lúc không thể buồn hơn được nữa. Nhưng xin đừng mất đi niềm vui sống và niềm hy vọng. Biết đâu câu chuyện của tôi có thể làm cho bạn không bao giờ mất niềm tin vào những điều kỳ diệu trên đời cho dù bạn ở trong bất kỳ một hoàn cảnh khó khăn nào.
Tôi sinh ra với căn bệnh “thoái hóa sắc tố võng mạc”, căn bệnh rất hiếm, chỉ có 20 triệu người trên thế giới mắc phải và các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu hiện còn bó tay. Căn bệnh này làm cho thị trường càng ngày càng hẹp. Theo thời gian, con mắt chỉ có độ mở 10 độ, rồi 5 độ, và khi nào nó về zero, thì bạn sẽ không nhìn thấy gì nữa. Thị lực cũng suy giảm rõ rệt và điều quan trọng nhất là nhìn thấy bệnh tiến triển mà đành bất lực để nó từ từ cướp đi khả năng nhận ánh sáng của đôi mắt. Không có thuốc đặc trị! Không có phẫu thuật nào có thể khắc phục được. Hãy ngồi chờ và đón nhận một cuộc sống trong bóng đêm hay sao? KHÔNG, tôi không chịu đầu hàng số phận.

Hành trang của tôi: Chiếc gậy ba màu
Khi còn nhỏ, tôi thường bị mẹ mắng là đoảng. Hễ mâm cơm để giữa nhà, thì 99% tôi đá đổ, cả nhà sẽ nhịn ăn và nhất là khi có khách, bố mẹ chỉ có mà độn thổ vì có đứa con vô ý như tôi. Tôi càng cố gắng thì càng bị mắng mà không hiểu sao mình vô ý thế. Cứ đi từ chỗ tối ra chỗ sáng là tôi chói mắt và không ít lần ngã bổ chửng khi bước từ rạp chiếu phim ra, khiến tôi vô cùng xấu hổ. Càng lớn, căn bệnh càng phát triển, cho đến một ngày tôi cứ đâm vào những cành cây chắn ngang lối đi. Tôi đang dần dần bị mù mà không hề biết. Bác sỹ khuyên tôi hạn chế đọc sách và dùng máy tính. Trời ơi, tôi làm sao mà ngừng đọc được. Cuộc sống của tôi chỉ có ý nghĩa khi làm việc, mà công việc đòi hỏi tìm tòi, đọc sách, nghiên cứu và viết. Ngừng đọc nghĩa là chết. Bỏ ngoài tai lời khuyên bác sỹ, tôi vẫn lao vào học thi và giành được Học bổng Fulbright.
Cuộc đời mở sang một chương mới khi tôi sang Boston học chương trình thạc sỹ về Hoa Kỳ học. Nước Mỹ đã làm tôi vững tin rằng mình “tàn mà không phế”. Nơi đây, người khuyết tật được luật pháp bảo vệ. Thái độ xã hội luôn cảm thông, khuyến khích họ phấn đấu để vẫn sống hạnh phúc như bất cứ một người lành lặn nào. Khi đi học, họ được tạo mọi điều kiện để có thể đạt kết quả mong muốn. Mọi đề cương môn học đều nêu rõ sinh viên nào cần trợ giúp đặc biệt thì cho giáo sư biết, họ sẽ thiết kế chương trình, hoặc có những biện pháp thích hợp. Tôi rất may mắn được giáo sư và bạn bè cảm thông, giúp đỡ. Họ phát riêng cho tôi những tập tài liệu chữ to, chỉ chỗ mua sách audio và các phần mềm trợ giúp và tìm những bác sỹ nhãn khoa giỏi nhất thế giới. Điều quan trọng hơn cả, họ động viên, khuyến khích tôi phấn đấu để thành công. Giáo sư Jean Humez, thày hướng dẫn của tôi, luôn nói: “Em có thể mất khả năng nhìn thấy ánh sáng, nhưng nhất định em phải trở thành một giáo sư giỏi, một nhà khoa học có ích, chỉ cần em cố gắng và hãy học chữ nổi.”
Tôi nghe lời bà. Sau khi hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi tiếp tục theo học chương trình tiến sỹ. Một thử thách lớn. Chỉ đọc độ 30 phút là mắt tôi mệt rã rời, đau nhức đến tận óc, trong mắt như có kim châm. Tôi chỉ nhìn thấy lờ mờ trong khoảng cách 2 mét. Xa hơn nữa, tất cả lòa nhòa, chỉ còn những vệt tối và sáng kể cả khi đeo kính. Khi đọc sách, tôi dùng kính lúp, khi viết bài, tôi dùng phông chữ 20-25. Tôi dán mắt vào màn hình với khoảng cách 20-25 cm. Mỗi khi làm bài xong, toàn thân tôi tê dại vì ngồi trong một tư thế rất bất tiện. Cứ như thế, tôi đã dần dần hoàn thành các khóa học của chương trình tiến sỹ và đang viết luận án. Một cuộc chạy đua với số phận, không chỉ để chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức. Với tôi, đây là một cuộc chạy đua với Bóng Tối. Tôi muốn mình phải sẵn sàng vào cuộc nếu ngày mai hắn đến.
Cho đến giờ, tôi không còn nghĩ là mình kém may mắn khi mắc phải căn bệnh này. Câu nói tôi yêu thích nhất của Karl Marx là: “Không cái gì thuộc về đời sống được xa lạ với tôi.” Vâng, trải nghiệm của người mù không hề xa lạ với tôi. Không thể nói đó là trải nghiệm mà tôi mong muốn, nhưng nhờ nó, tôi biết yêu thương và cảm thông với con người hơn. Tôi biết trân trọng những điều bình dị mà hiển nhiên ta có: ánh nắng mặt trời. Ai sinh ra chẳng có đôi mắt và chúng ta thản nhiên đón nhận ánh sáng mà không thấy đó là hạnh phúc lớn lao, là niềm mơ ước không bao giờ có được của những người khiếm thị. Chỉ khi nào trải nghiệm được cảm giác của người mù, chúng ta mới thấy quý từng giây từng phút được nhìn thấy ánh sáng.
Vì khiếm thị, tôi tìm đến cộng đồng của những người cùng cảnh ngộ. Tôi đến với các em trường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Tôi tham gia “Hội Văn hóa Việt” ở Boston, tổ chức các hoạt động từ thiện gây quỹ để giúp Ban nhạc Hy vọng, ban nhạc của các em khiếm thị tại trường Nguyễn Đình Chiểu, do vợ chồng nghệ sỹ đàn piano Tôn Thất Triêm và ca sỹ Xuân Thanh đỡ đầu. Tôi có duyên may được gặp các em, những người sinh ra chưa từng được nhìn thấy ánh sáng. Tôi được thưởng thức một chương trình âm nhạc rất chuyên nghiệp do các em biểu diễn. Các em chăm chú nghe tôi kể chuyện nước Mỹ. Nhanh thoăn thoắt, các em dắt tôi đi thăm kí túc xá. Các em sử dụng máy tính thành thạo để học và cả viết báo. Nhiều em nói tiếng Anh rất khá. Nói chuyện về màu sắc, tôi hỏi các em thích màu gì. Một em nói: “Màu hồng.” Tôi nhận thấy em mặc áo hồng, trong tay là một chiếc ví cũng màu hồng. Còn một em khác mặc áo xanh và nói: “Em thích màu xanh cô ạ.” Các em đoán tôi mặc áo màu tối. Lạ chưa, tôi mặc áo màu đen. Tôi hỏi kinh nghiệm học chữ nổi, các em cười rất hồn nhiên: “Cô ơi, chữ nổi học dễ lắm, chứ không khó như học tiến sỹ đâu.”

 
Tác giả nói chuyện với Thu Hương (cô bé áo hồng) và Hương Sen (cô bé áo xanh) tại trường Nguyễn Đình Chiểu

Nụ cười hồn nhiên trên gương mặt trẻ thơ với những con mắt mờ đục cứ đọng mãi trong tôi khiến tôi thấy mình có lỗi nếu cứ than thân trách phận rằng mình thiếu may mắn. Chính các em đã dắt tôi bước qua nỗi sợ và làm tôi yêu cuộc sống hơn. Tôi mang nợ với các em, những người cõng nhau, dìu nhau đến lớp với chiếc gậy tre trong khi tôi có đủ mọi thứ, từ chiếc gậy ba màu, phản quang, có thể gập lại, bỏ túi, và hễ ai nhìn thấy, họ sẽ giúp tôi, đến những trợ giúp ở trường đại học các em chưa khi nào dám mơ tới. Tôi lao vào tìm kiếm mọi khả năng giúp các em. Tôi vận động bạn bè ở Mỹ đóng góp tiền bạc, công sức, mua gậy và các phần mềm chuyên dụng cho người khiếm thị, rồi tìm cách chuyển về Việt Nam. Nhiều người Mỹ viết thư trao đổi với các em và giúp các em học tiếng Anh qua mạng. Các em dần dần thấy tương lai không còn bó hẹp với nghề vót tăm hoặc mat-xa, như xã hội thường nghĩ các em chỉ làm được thế. Có em vào đại học, có em dạy tiếng Anh cho chính các bạn khiếm thị. Các em gọi tôi là “cô” vì tôi là cô giáo, nhưng chính các em mới là thày của tôi. Chính các em đã mang điều kì diệu là niềm vui sống đến với tôi, và chính nước Mỹ: thày cô, bạn bè, bác sỹ, đã làm cho niềm vui sống ấy lan tỏa đến bao người, không chỉ những người khiếm thị.

Tác giả gặp gỡ và hát cùng Ban nhạc Hy vọng: Nghệ sỹ ưu tú Tôn Thất Triêm và các em trong đội đồng ca
Câu nói của V. I. Lenin: “Học, học nữa, học mãi” cùng với triết lý học suốt đời trở thành thần dược cho tôi. Một khi còn học được và được học, tôi thấy mình đang sống và hạnh phúc. Tôi gặp bác sỹ Eliot Berson, chuyên gia hàng đầu thế giới về căn bệnh này khi tôi vừa viết xong luận văn thạc sỹ. Không khỏi ngạc nhiên khi biết tôi có thể làm được điều đó khi căn bệnh đang tiến triển, ông mỉm cười: “Hãy làm những gì bạn đang làm, chẳng gì có thể phá hỏng thêm đôi mắt của bạn”. Đó là liều thuốc an thần lớn nhất mà tôi từng có trong đời.
Tôi sẽ làm gì khi ngày mai không còn nhìn thấy ánh nắng mặt trời? Tôi sẽ nghe theo lời khuyên của bác sỹ Berson là tiếp tục công việc tôi đang làm: học, dạy học, viết báo, viết văn và giúp đỡ các em khiếm thị thiếu may mắn hơn tôi. Tôi luôn ý thức được một ngày nào đó Bóng Tối sẽ đến gần và tôi sẽ nói với hắn: “Ta đã chờ mi, ta chẳng ưa gì mi, nhưng số phận bắt ta phải đi cùng mi, mi có thể cướp đi ánh sáng của ta, nhưng mi đừng hòng làm ta gục ngã, ta luôn sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì mi thách thức ta, và mi đừng hy vọng cướp đi niềm vui sống trong ta”. Ánh sáng sẽ đến từ tình yêu thương của gia đình và bè bạn, từ sự cảm thông chia sẻ của cộng đồng. Ánh sáng sẽ đến từ tri thức, kinh nghiệm, từ những gì tôi đã cóp nhặt, chắt chiu, nâng niu trong nhiều năm qua và sẽ còn tiếp tục gom góp để thấy mình luôn có ích cho đời. Hành trình Hà Nội-Boston của tôi là hành trình đi tìm ánh sáng, gìn giữ và chia sẻ ánh sáng với những ai cần đến nó.
Medford, tháng 7/2013



Người phụ nữ trong bài báo trên là con của quê hương quan họ Bắc Ninh, nơi có những bài hát quan họ đã đi sâu vào trong tâm trí mỗi người Việt Nam chúng ta. Mời các bạn nghe một số bài hát yêu thích của quê hương Quan họ.




ТЫ НЕ ПЕЧАЛЬСЯ- ANH HÃY CHỚ BUỒN “МАЙЯ КРИСТАЛИНСКАЯ”


Một bài hát có từ lâu rồi được viết cho một bộ phim Liên Xô với tựa đề “ТЫ НЕ ПЕЧАЛЬСЯ- ANH HÃY CHỚ BUỒN”. Anh hãy đừng buồn, đừng rời bỏ nơi này dù sao đây là quê hương với ngôi nhà yêu dấu có rừng thông, ao hồ, biển khơi bao la. Mọi chuyện đang còn ở phía trước, cuộc đời này đâu phải phí hoài, hãy gọi em, em sẽ quay trở về với anh. Có lẽ bài hát luôn đúng với mọi thời đại, nhất là khi cuộc sống khó khăn, khó tìm kiếm công ăn việc làm, thử hỏi làm gì có tiền mà sinh sống. Bài hát do ca sĩ đầu tiên là Maya Kristalinskya trình bày xin được giới thiệu cùng các bạn.


ТЫ НЕ ПЕЧАЛЬСЯ- ANH HÃY CHỚ BUỒN “МАЙЯ КРИСТАЛИНСКАЯ”
Музыка М. - Таривердиев, слова - Н. Добронравов- Песня из фильма "Большая руда"

Там, где сосны,
Где дом родной,
Есть озера
С живой водой.
Ты не печалься,
Ты не прощайся, -
Все впереди у нас с тобой.
Nơi ấy có rừng thông,
Có ngôi nhà thân yêu,
Có những ao hồ rộng
Đầy nước mát sạch trong.
Anh ơi hãy chớ buồn,
Đừng nói lời chia tay, -
Mọi chuyện của chúng mình còn ở phía trước đó anh.
Как кукушке
Ни куковать,
Ей судьбы нам
Не предсказать.
Ты не печалься,
Ты не прощайся,
А выходи меня встречать.
Giống như chim cúc cu
Giờ chẳng thèm ca hát,
Số phận của chúng mình,
Chim không còn đoán nữa.
Anh ơi hãy chớ buồn,
Đừng nói lời chia tay, -
Mà hãy bước ra gặp em anh nhé.
Над дорогой
Встает заря.
Синим светом
Полны моря.
Ты не печалься,
Ты не прощайся, -
Ведь жизнь придумана не зря.
Trên con đường rộng mở
Bình minh sáng lên rồi.
Khắp biển rộng bao la
Một mầu xanh thăm thẳm.
Anh ơi hãy chớ buồn,
Đừng nói lời chia tay, -
Vì cuộc đời tạo ra đâu phải phí hoài.
Будет радость,
А может, грусть...
Ты окликни -
Я оглянусь.
Ты не печалься,
Ты не прощайся,
Я обязательно вернусь.
Sẽ có những niềm vui,
Có thể có nỗi buồn…
Anh nhớ gọi em nhé –
Em sẽ ngoái lại ngay
Anh ơi hãy chớ buồn,
Đừng nói lời chia tay, -
Em nhất định sẽ quay trở về.

TP. Hồ Chí Minh 26.07.2013
Minh Nguyệt dịch.