Vladimir Vysotsky sinh 25 .01.1938 và mất 25 .07.1980 đều ở thủ đô Moskva. Nguồn gốc và chủng tộc hiện vẫn có những ý kiến khác nhau. Từ thời ông bà, và ngay cả bố của Vysotsky vẫn có hai giả thiết. Họ là người ở tỉnh Bretsk, một tỉnh giáp với Ba Lan và nay thuộc cộng hòa Belarus.
Tuổi thơ ở thủ đô Moskva. Những năm thế chiến II, từ 1941 đến 1943, sơ tán về tỉnh Chkalov (nay là tỉnh Orenburg). Năm 1947 bố và mẹ ly dị, Vladimir về sống với bố và vợ hai của bố. Những năm 1947 – 1949 sống ở Đức – là nơi mà bố của Vladimir làm việc. Ở đây Vladimir bắt đầu học đàn dương cầm. Năm 1956 học trường Đại học Kỹ sư xây dựng nhưng được một học kỳ thì bỏ. Sau đó vào học trường Nghệ thuật Moskva từ 1956 – 1960. Sau khi tốt nghiệp Vladimir Visotsky bắt đầu cuộc đời nghệ sĩ đầu tiên ở nhà hát Puskin, sau đó là nhà hát Taganka. Vladimir Visotsky tham gia hàng chục vai diễn trong hàng chục bộ phim, trong đó có nhiều bộ phim nổi tiếng thế giới. Vladimir Vysotsky biết làm thơ từ nhỏ. Ông sáng tác tất cả hơn 700 bài thơ và bài hát. Trong số này có rất nhiều bài hát viết cho phim và kịch. Ngoài thơ, ông còn viết văn xuôi, kịch bản sân khấu, phim và truyện cổ tích. Ông sáng tác nhạc từ năm 1960 cho những bài thơ của mình. Những bài hát của ông được tuổi trẻ cả nước hát và ông cũng thường xuyên đi biểu diễn ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Phương Tây.
Vladimir Vysotsky kết hôn ba lần. Hai người vợ đầu tiên được khoảng 5 năm. Người cuối cùng, từ năm 1970 đến cuối đời. Người vợ đầu tiên có một đứa con trai và mang họ Vysotsky nhưng thực ra là con của người đàn ông khác. Những năm cuối đời ông trở thành thần tượng của giới trẻ Xô Viết, đặc biệt nổi tiếng ở thập niên cuối cùng. Vladimir Vysotsky mất ngày 25 tháng 7 năm 1980 ở Moskva bị nhồi máu cơ tim.
Cả nước khóc cái chết của ông. Đám tang của ông có hàng chục nghìn người tham dự. Mặc dù vậy, sự thừa nhận chính thức chỉ đến với ông sau khi chết. Ông được công nhận Nghệ sĩ công huân của Liên bang Nga năm 1986. Năm 1987 ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Sau khi mất, toàn bộ sáng tác của ông được in thành sách và ghi thành nhiều bộ đĩa cả ở Liên Xô cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Bài hát “Tôi không thích” được viết cho vở kịch “Hòn đảo của mình” năm 1969 xin giới thiệu cùng các bạn.
Владимир Высоцкий- Из спектакля "Свой остров" 1969
Я не люблю фатального исхода,
От жизни никогда не устаю.
Я не люблю любое время года,
Когда веселых песен не пою.
Tôi không thích một kết cục rủi ro,
Chẳng khi nào tôi thấy mệt mỏi vì cuộc sống.
Tôi không thích bất kỳ lúc nào trong năm,
Khi tôi không hát những bài ca vui nhộn.
Я не люблю холодного цинизма,
В восторженность не верю, и еще -
Когда чужой мои читает письма,
Заглядывая мне через плечо.
Tôi không thích thói trơ tráo lạnh lùng,
Tôi không tin vào sự hân hoan, và còn-
Khi một người xa lạ đọc trộm thư tôi,
Mà liếc nhìn từ phía sau lưng.
Я не люблю, когда наполовину
Или когда прервали разговор.
Я не люблю, когда стреляют в спину,
Я также против выстрелов в упор.
Tôi không thích phải bỏ giở câu chuyện
Hoặc cuộc đàm thoại kia bị cắt ngang.
Tôi không thích bị bắn từ phía sau lưng,
Tôi cũng phản đối những phát súng trực diện.
Я ненавижу сплетни в виде версий,
Червей сомненья, почестей иглу,
Или - когда все время против шерсти,
Или - когда железом по стеклу.
Tôi căm ghét sự đơm đặt dưới dạng giả thiết,
Hoài nghi sâu bọ, châm chọc lễ nghi,
Hoặc – khi suốt thời gian đều làm trái ngược,
Hoặc – khi lấy sắt để đập thủy tinh.
Я не люблю уверенности сытой,
Уж лучше пусть откажут тормоза!
Досадно мне, что слово "честь" забыто,
И что в чести наветы за глаза.
Tôi không thích sự tin tưởng quá no say,
Tốt hơn hết để các má phanh ngưng chạy!
Tôi thấy hổ thẹn, vì từ “danh dự” bị lãng quên,
Và danh dự bị vu cáo phía sau lưng.
Когда я вижу сломанные крылья -
Нет жалости во мне и неспроста.
Я не люблю насилье и бессилье,
Вот только жаль распятого Христа.
Khi tôi thấy đôi cánh kia đã gãy –
Tôi chẳng thấy tiếc thương, hẳn có lý do.
Tôi không thích bạo lực và yếu đuối,
Chỉ tiếc cho chúa Kitô bị đóng đinh.
Я не люблю себя, когда я трушу,
Обидно мне, когда невинных бьют,
Я не люблю, когда мне лезут в душу,
Тем более, когда в нее плюют.
Tôi không thích mình, khi đang sợ hãi,
Tôi thấy bực mình, khi họ đánh người vô tội,
Tôi không thích, khi kẻ khác bước vào tâm hồn tôi,
Càng không thích, khi chúng còn khạc nhổ.
Я не люблю манежи и арены,
На них мильон меняют по рублю,
Пусть впереди большие перемены,
Я это никогда не полюблю.
Tôi không thích sân khấu và khán đài,
Nơi ấy một triệu đem đổi thành một rúp,
Dù phía trước còn nhiều thay đổi lớn,
Nhưng điều đó tôi chẳng thích bao giờ.
TP. Hồ Chí Minh 07.12.2011
Minh Nguyệt dịch.