Mời các bạn đọc đoạn thơ
vui sưu tầm tranh luận về CƠM- PHỞ.
Nói cho cùng chứ nếu ai
thèm phở thì cứ lẳng lặng mà ăn, mắc mớ chi phải xin phép vợ. Nghĩ cho cùng
cuộc đời có mấy người chỉ biết suốt ngày ăn cơm không nhỉ. Từ lâu lắm rồi, có
dễ tới hơn 20 năm tôi vẫn nghe mọi người hay nói vui:
Sáng đưa CƠM đi ăn PHỞ,
Trưa đưa PHỞ đi ăn CƠM,
Tối CƠM về nhà CƠM,
PHỞ về nhà PHỞ!
Vợ chồng đối đáp chuyện
CƠM-PHỞ!
Ăn mãi cơm nhà, ngán tận
hông
Thèm sao bát phở quán
bên sông
Phở ngon, đậm chất vi
dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử
được không?
- Bà vợ nghe xong, hiểu ý
chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:
Cơm nhà còn dẻo trong
nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viển
vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn
bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm
nghe ông!
- Ông chồng tiếp tục nài
nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:
Cơm nhà lạt lẽo, chẳng
say nồng
Phở đấy dẻo dai, đúng ý
ông
Thôi cứ để tôi qua nếm
thử
Một tô chỉ tốn có vài
đồng?
- Bà vợ lần này tức ra
mặt, nên gằn giọng kiên quyết lại với chồng:
Phở nấu giò heo chưa cạo
lông
Ăn vào bệnh chết đó nghe
ông?
Ham chi của lạ, mắc vào
“Ếch” *
Chỉ có cơm nhà, bảo đảm
không?
- Ông chồng thấy khuyên
vợ không có áp phê, nên lớn tiếng hơn thua:
Nói mãi mà bà chưa chịu
thông?
Tôi qua nếm thử chút cay
nồng
Rồi mai khi đói dùng cơm
lại
Thổi lửa, chung cơm tình
vợ chồng.
- Bà vợ lần này bốc hỏa
thật sự, cơn “Hoạn Thư” đã đỉnh điểm:
Cơm nhà chán cũng ăn
nghe ông?
Đừng có mon men, phở với
nồng
Cơm lạt thì bà thêm mắm,
muối
Phở kia béo ngọt, cũng
là không?
- Cha hàng xóm bên nhà
nghe được cuộc tranh luận nãy giờ, vội hô sang:
Kề cận bên nhà, tôi cứ
trông
Mong rằng nếm thử cơm
nhà ông?
Ông chê thì để tôi vài
bát!
Tôi nếm thử xem có ngọt
không?
- Bà vợ cha hàng xóm nghe
thế, cũng lên tiếng nói với chồng mình:
Cơm khét nhà người, chi
việc ông?
Nhà mình có thiếu cháo
cơm không?
Chớ mà ăn vụng, coi
chừng đấy?
Bà biết thì roi mây tét
mông…
- Ông chồng lúc này cũng
bực mình lên tiếng:
Cơm khét, cơm khê cũng
kệ ông
Đứa nào bước tới, chết
nghe không?
Chưa ăn, ông để dành khi
đói
Đừng tưởng ông đây, hết
mặn nồng?
- Bà vợ được thế, nên hù
chồng:
Sáng dạ ra chưa, cái
bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang
trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài
ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất
không?
- Ông chồng lúc này xuống
nước, âu yếm vợ nói ngọt:
Tôi hết thèm rồi, phở
với nồng
Cơm mình đậm chất, để
cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu
bạc
Tôi thử bà thôi có biết
không…
Bà vợ giận lẫy:
Cơm nhà bà nấu chẳng để
không
Nếu chê, bà để mời Lão
Ông
Ông ăn không hết, dành
cho Lão
Tuy già nhưng Lão còn cà
nông.
Đọc chuyện đối đáp này
tôi lại nhớ tới thơ về đồ nhà và Đồ Sơn chép lại để các bạn thưởng thức cho vui:
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn,
Đi rồi mới thấy nó hơn
đồ nhà.
Đồ nhà bằng cái lá đa,
Đồ Sơn bằng cái bàn là
Liên Xô.
Đồ Sơn là của quốc gia,
Đồ nhà là của ông bà
ngoại cho.
Đồ Sơn chỉ tố tiền bo,
Đồ nhà ôm mối sầu lo cả
đời.
Đồ Sơn không thích thì
thôi,
Đồ nhà không thích vẫn
phải chơi tới cùng!