Có lẽ ít
ai để ý đến thân phận những người lính sau chiến tranh, với những bệnh nghề
nghiệp hay các di chứng chất độc màu da cam…, nhất là đã về phục viên hay chuyển
ngành sau thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự. Từ lâu tôi muốn viết bài này vì
xung quanh tôi có nhiều bạn bè và người thân đã từng phục vụ trong binh chủng
phòng không trước đây.
Tôi có người
anh dể nhập ngũ vào năm 1965, phục vụ trong sư đoàn 367 với chức danh trắc thủ
ra đa liên tục từ 1965 đến 1973 thì về phục viên. Năm 1972 tổ chức đám cưới với
chị gái tôi, chị là người xinh đẹp trong làng, là đảng viên tích cực tham gia mọi
hoạt động xã hội của xã huyện. Anh cũng là người rất to khỏe đẹp trai, nhưng thật
bất hạnh thay cưới nhau sau nhiều năm vẫn không có con. Sau thời gian đó cả hai
vợ chồng đi khám thì bác sĩ kết luận anh không có khả năng sinh con. Cuối cùng
mãi tới năm 1990, anh chị mới quyết định xin một đứa con nuôi về cho vui cửa
vui nhà với hy vọng có người chăm sóc anh chị lúc tuổi già. Rồi cuộc sống dần
trôi, và năm 2007 khi tôi về thăm quê thì biết tin anh đã mất vì căn bệnh ung
thư gan.
Người bạn
tôi kể tiếp sau cùng học với tôi từ nhỏ, nhập ngũ năm 1975 và công tác liên tục
trong sư đoàn phòng không 361 tại sân bay Cát bi, Hải Phòng. Nhiều năm liền bạn
tôi đi thi phát hiện mục tiêu trên ra đa đều đạt bàn tay lụa. Nhưng vào năm 1978
không may bị bụi sợi thủy tinh bay vào phổi, do những sợi thủy tinh từ các bình
tấm cách nhiệt còn sử dụng thời đó. Bạn tôi phải điều trị gần năm trời với nhiều
vết thương thủng phổi, cuối cùng được ra quân và đi thi đại học. Sau khi tốt
nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật tại Matxcơva về nước, anh làm giáo viên của trường
Đại học mỹ thuật Hà nội. Gia đình con một, hy vọng kiếm đứa con trai nối dõi,
nhưng hai lần vợ chồng anh cũng chỉ sinh được 2 cô con gái. Tôi cũng so sánh
nhiều trường hợp khác nữa và như cảm thấy rằng, nếu làm việc trong ngành ra đa
lâu năm thì khả năng vô sinh là rất cao, nêu không thì may mắn cũng chỉ sinh toàn
con gái mà thôi.
Người tiếp
theo là em trai vợ tôi, sau 5 năm phục vụ trong ngành ra đa tại sân bay Sao Vàng
từ 1983 đến 1988. Là con trai trưởng trong gia đình rất mong muốn có một cậu
con trai để nối dõi gia đình, nhưng con đầu lòng là con gái, tiếp theo cả thảy
3 cô con gái. Sau này cũng có một người phụ nữ khác cùng xóm, cũng lấy chồng là
lính ra đa nhưng không có con, muốn xin một đứa con và cuối cùng thì đứa con thứ
4 của em tôi cũng là con gái.
Người tiếp
theo là em dể, lấy cô em gái của cô tôi. Trước đây anh này cũng nhiều năm phục
vụ trong ngành ra đa cho hải quân bảo vệ bờ biển phía Nam sau một thời gian công
tác trên đất liền và trên đảo thì được chuyển sang trung tâm kiểm tra đo lường
chất lượng sản phẩm, nghĩa là từ giã ngành ra đa. Vì anh này có bố là con một lại
mất sớm, nên anh ta cũng là con một và cũng hy vọng kiếm đứa con trai. Nhưng cũng
thật buồn cho số phận người lính ra đa, cưới nhau ngày 1 tháng 1 năm 2000 tại
Long thành đến bây giờ cũng sinh hai cô con gái. Tôi biết vợ chồng em nó rất buồn,
nhưng số phận cũng như bao anh lính tôi đã kể trên thì đành chấp nhận.
Bài tôi
viết đã 5 năm rồi, nay tôi viết thêm một chút bổ sung. Số là khi chàng trai hải
quân này sinh đứa con gái thứ hai, do bận việc chúng tôi không ghé thăm được,
mãi tới khi cháu sang tuổi thứ ba vợ chồng tôi cùng các cháu mới thuê chuyến xe
ra Biên Hòa thăm vào dịp Tết. Khi tới tơi mới biết cháu bị bệnh down, thật tội
cho hai vợ chồng. Thế là cô vợ cũng phải nghỉ việc để ở nhà lo cho con chứ khó long
đem gửi nhà trẻ. Năm vừa qua vào dịp Tết 2014 chúng tôi có đến nhà chơi, cháu
cũng được 5 tuổi, ngoan và cũng có nói được chút ít.
Khi đó mới
biết hai vợ chồng chú em là lính ra đa hải quân này khoe rằng mới có bầu them đứa
thứ ba. Chúng tôi cũng cầu mong cho hai vợ chồng em nó sinh được thằng con
trai, nhưng cuối cùng cách đây khoảng 2 tháng, cô em gọi điện báo tin cháu thứ
ba cũng là con gái ngoan khỏe và lành lặn.
Trên đây cũng
chỉ là ví dụ về một vài chiến sĩ ra đa mà tôi biết, họ là những người quá thiệt
thòi, nhưng thử hỏi thế gian này có ai biết hay chăng?
TP. Hồ
Chí Minh 21.02.2010
Minh
Nguyệt