Tháng 6 năm 2011 tôi được
tham dự trại sáng tác tại Tam Đảo. Được trao đổi với anh em trong trại, tôi mới
biết thêm tên tuổi của các nhạc sĩ trong hội âm nhạc Hà Nội. Trong buổi giao lưu
giới thiệu về bản thân của các nhạc sĩ do nhạc sĩ Ngô Quốc Tính chủ trì, tôi
không quên lời tự giới thiệu của nhạc sĩ Đinh tiến Hậu, anh có một số ca khúc
giới thiệu cho trại, mọi người nghe đều rất ngưỡng mộ như: Ngôi sao ban chiều, Tháng giêng, Mùa thu ơi vàng đi, Gõ cửa.
Ấy vậy mà ca khúc “Ngôi sao ban chiều” của nhạc
sĩ Đinh Tiến Hậu vẫn bị tưởng nhầm của người khác.
Nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu tâm sự:
Tôi sáng tác ca khúc “Ngôi sao ban chiều” vào
khoảng năm 1963 -1964 để có tác phẩm nộp trong hồ sơ thi vào khoa sáng tác
Trường Âm nhạc Việt Nam.
Sau đó bài hát được lan
truyền trong giới sinh viên các trường Đại học. Nguyên do cô em gái tôi cũng là
cây văn nghệ trong trường Đại học sư phạm Hà Nội. Bài hát được phổ cập trong
giới sinh viên, rồi những năm sau đó tôi thấy họ hát bài này trong đám cưới,
các cuộc liên hoan và hội diễn văn nghệ. Sau khi Sài Gòn giải phóng tôi lại
thấy bài hát này xuất hiện trong các cuốn băng nhạc từ Sài Gòn gửi ra. Hiện nay
trong các giáo trình dạy nhạc có in bài này đề nhạc Nga hay nhạc ngoại quốc.
Đặc biệt trong tập nhạc “Alibaba và 40 ca khúc trữ tình” do nhạc
sĩ Đào Ngọc Dung biên soạn. Nhà xuất bản Âm nhạc ấn hành bài hát “Ngôi sao ban chiều” với tên
tác giả là: Tchaicovsky. Tôi đã đến nhà xuất bản và gặp nhạc sĩ Đào Ngọc Dung để hỏi
sự tình, sau đó ông Đào Ngọc Dung đã trình bày sự sai sót của mình và có lời
xin lỗi nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu bằng văn bản.
Năm 1998, hai nhạc sĩ
Nguyễn Lưu và nhạc sĩ Nguyễn Cường đã cho đăng trên tờ báo Đầu tư một bài nhan
đề: “Bài hát Ngôi sao ban chiều” là bài hát Nga hay bài
hát Việt để minh chứng tác giả
đích thực của nó là nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu đang sinh sống tại Hà Nội (số
nhà 35B ngõ 738 đường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT:
0936217627).
Song một số chương trình
truyền hình trực tiếp của HTV9 một số ca sĩ vẫn giới thiệu sai tác giả,
thật đáng buồn với nhạc sĩ – người cha đẻ của nó.
Cả hội trại chúng tôi ồ
lên với câu chuyện của nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu, một nhạc sĩ nghèo hiền lành chất
phác chẳng biết kêu ai khi đứa con của mình bị thay đổi tên cha đẻ vẫn giới
thiệu trên truyền hình trực tiếp HTV9.
Giao lưu âm nhạc Tam Đảo từ trái sang phải các
nhạc sĩ:
Đinh Tiến Hậu, Thuý Hạnh, (?), Ngô Quốc Tính. Phó
Đức Phương, Hoàng Hải, Đình Thảo
Bài viết trên được trích từ trang
web chính thức của hội nhạc sĩ Việt Nam.