Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 1975

Ninh Bình 1977
Cách đây tròn 42 năm lúc này tôi đang có mặt tại Thủ Dầu Một, cùng với người cha của tôi trong đội hình của Binh đoàn Quyết Thắng- Quân đoàn Một, tham gia chiến dịch Đại thắng mùa xuân.
Ngày này năm ấy mãi mãi trong tôi như vừa mới xẩy ra, tôi làm liên lạc cho các sĩ quan của Đội điều trị quân y 52, có nhiệm vụ đi phục vụ cho sư đoàn 312 (Sư đoàn Chiến thắng). Đội điều trị quân y 52 sau này là tiền thân của bệnh viện 145 của Quân đoàn Một hiện nay. Sau khi hành quân thần tốc từ đại bản doanh của Quân đoàn tại Ninh bình, đoàn quân mang cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng có nửa xanh nửa đỏ đi vào hướng Nam, vượt qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và điểm dừng chân một ngày tại sông Thạch Hãn, Quảng Trị. Từ đây chúng tôi lại theo đường 9 vượt qua Lào theo đường giao liên của Đoàn 559.
Khi chuẩn bị sang biên giới nước bạn Lào, tất cả các xe đều tháo hết cờ Việt nam và thay các biển số xe dân sự. Chiến dịch Mùa xuân thật hào hùng, tất cả hướng về miền Nam thân yêu. Vượt qua binh trạm 13, 14, 15 chúng tôi đi qua dọc một phần miền Đông của nước Lào, qua cao nguyên Bô lô ven, cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Vượt qua bao gềnh thác, ngày đi, đêm ngủ và trở lại Việt nam qua ngã 3 Đông Dương. Nơi đầu tiên là Đắc Tô, Tân Cảnh, Công Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuật và xuôi về Sông Bé trong lòng dạo rực niềm vui với bài hát của nhạc sĩ Thuận Yến: "Đồng chí ơi người chiến sĩ giải phóng quân miền Nam anh hùng thành đồng Tổ quốc…". Khi chúng tôi vượt qua Sông Bé cũng là lúc tổng thống của chế độ ngụy quyền Sài gòn Nguyễn Văn Thiệu bàn giao chức cho Nguyễn Văn Hương trong nước mắt. Ông Thiệu đổ lỗi cho quân Mỹ không chịu chi viện cho chiến trường Việt Nam.
Ngày 26/4/1975 sau khi đến Đồng Xoài chúng tôi nghỉ lại 1 ngày tại rừng cao xu gần thị xã, tại đây tôi được gặp lại người cha của tôi cùng đi chiến dịch, ông là người luôn đi tiền trạm lo tìm nguồn nước, chỗ ăn ở cho Binh đoàn dừng chân. Tại thị xã Đồng Xoài, tôi được gặp một người cùng quê làm ở huyện đội Đồng Xoài, sau ngày giải phóng bác ấy cũng về quê đón gia đình vào sống tại Đồng Xoài. Thực tình khi đặt chân đến Đồng Xoài, chúng tôi cũng không thể biết được ngày giải phóng lại cận kề đến thế. Lúc đó nghe thông báo có giao liên ra Bắc, thế là mọi người mỗi người viết vội vài ba lá thư gửi về nhà qua giao liên. Ở Đồng Xoài, do sơ xuất một buổi chiều có người chủ quan nấu cơm để gây ra khói, bị máy bay ném bom napan và bắn phá rất dữ dội. Nhưng may mắn thiệt hại không đáng kể đối với đơn vị chúng tôi.
Chúng tôi tiếp tục hành quân về Sài gòn theo đường 13 và dừng chân lại gần thị xã Thủ Dầu Một trong rừng thơm cách đường quốc lộ khoảng 500 mét. Khu vực này chưa giải phóng, nhưng nhân dân đi lại làm ăn bình thường. Mọi người đi chăm sóc vườn rau, vườn trái cây. Sống trong những khu rừng điều thích thú nhất là tìm được những nguồn nước từ trong khe núi chảy ra, hay những chỗ người dân đã đào thành giếng để lấy nước. Thấy nước trong veo sau những ngày hành quân vất vả ai mà không thích tắm cho thỏa thích. Từ đấy về thành phố Sài gòn cũng chỉ còn khoảng 30 km, theo đường thẳng chim bay thì rất gần khoảng trên 20 km. Mỗi khi nghỉ lại, chúng tôi đều tìm hai cây vững chắc để mắc võng căng bạt che mưa. Khi nằm ngủ ba lô để dưới đất phía đầu võng, còn súng AK lên đạn sẵn, khóa an toàn nằm trên bụng chĩa nòng xuống phía chân. Trong rừng các anh lính cũ hay săn tìm tắc kè, để ngâm rượu hay làm thịt.
Trong chiến dịch Đại thắng mùa xuân, Binh đoàn Quyết thắng tấn công giải phóng căn cứ Bến Cát do sư đoàn 5 lính dù ngụy canh giữ. Tại đây đặt sở chỉ huy của Binh đoàn. Tiếp sau căn cứ thiết giáp Lái thiêu, và tiến vào Bộ tổng tham mưu ngụy- nay là khu vực giao nhau giữa đường Nguyễn Văn Trỗi và Hoàng Văn Thụ, kế bên sân vận động Quân khu 7. Nhớ lại ngày tháng hào hùng ấy có ai quên được giờ G lịch sử đêm 29 rạng 30 tháng 4 năm 1975. Nằm trong rừng gần thị xã Thủ Dầu Một tôi có thể nghe rõ từng tiếng đạn pháo nã vào Sài gòn, cứ sau chớp sáng chói lòa vài giây là nghe thấy tiếng nổ. Cứ như vậy, đến trưa 30 tháng tư thì thấy sỹ quan chỉ huy thông báo ta đã chiếm được Dinh tổng thống, Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng và kêu gọi binh lính ngụy quyền Sài gòn buông súng.
Vừa giải phóng xong, Đảng và chính phủ ta lại lo tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động mùng 1 tháng 5 tại Sài gòn do Chủ tịch Tôn Đức Thắng đọc diễn văn. Khi đó tôi vẫn còn đang ở trong rừng thơm, mãi tới ngày 2 tháng 5 năm 1975, chúng tôi vô tiếp quản bệnh viện 4 dã chiến của ngụy nằm cách Thủ Dầu Một khoảng 1 km về phía Sài gòn, kế bên nhà tù Phú Lợi, nơi mà xẩy ra vụ thảm sát các chiến sỹ cách mạng năm 1959. Với nhiệm vụ là đơn vị quân y phục vụ cho chiến dịch, đơn vị tiếp nhận các thương binh của các đơn vị chuyển về cứu chữa. Lần đầu tiên tiếp súc với những dụng cụ điện tử hiện đại như casset hay radio, tivi ai cũng cảm thấy ngỡ ngàng. Tuy đã giải phóng nhưng chúng tôi vẫn phải luôn cảnh giác vì kẻ thù mới chỉ buông vũ khí thôi, chứ còn vũ khí chúng cất giấu thì ai biết được. Các sỹ quan cũng thông báo anh em hạn chế vào nhà dân, đề phòng bất trắc có thể xẩy ra, không được phép nhận mẹ con nuôi gì hết và đặc biệt hạn chế tiếp xúc với những người đuổi Pháp quá đà (dân Bắc 54).
Từ Thủ Dầu Một thỉnh thoảng tôi về Sài gòn chơi, đi chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng, vào Bộ Tổng tham mưu, đi mua bán một số thứ quà và chuẩn bị hành quân ra Bắc vào cuối tháng 5 năm 1975. Khi đi chiến trường không ai biết là giải phóng nhanh đến thế, cho nên không ai mang theo tiền bạc gì hết. Mỗi người sau chiến dịch mua vài cái áo len hay một số thứ hàng tiêu dùng mà lúc đó miền Bắc còn khan hiếm.
Khi trở ra miền Bắc, chúng tôi hành quân theo quốc lộ 1 A hết gần 2 tuần vừa đi vừa nghỉ lại dọc đường. Trở về căn cứ địa của Quân đoàn Một, chúng tôi lại bắt tay ngay vào việc chăm sóc thương binh sau chiến dịch. Nói chung mỗi người một số phận: người thì cụt một tay, đa số bị cụt một chân, đặc biệt có đồng chí Tiền sư đoàn 312 bị cụt cả 2 chân khi đánh căn cứ Phú lợi. Mọi người nói rằng lỗi là do anh ta, vì nóng vội lấy dao cắt sợi dây vướng dưới chân, ai ngờ đây là dây mìn Klâymo, làm chết thêm vài đồng chí khác. Ngoài ra còn có đồng chí Hai bị cụt tay đến tận nách, phải tháo khớp vai. Có nhiều đồng chí bị thường nặng, sau khi điều trị xong được chuyển về trại thương binh Hà Bắc để an dưỡng. Đã gần bốn mươi năm chiến tranh đã qua đi, nhưng có lẽ trong lòng mỗi chúng ta chưa thể quên ngay được những tổn thất, mất mát của đất nước, của dân tộc và của từng gia đình trong chiến tranh. Nhiều lúc nhớ lại đất nước sục sôi đánh giặc Mĩ mà liên tưởng đến lớp thanh niên bây giờ, nhiều người nghĩ rằng cuộc sống hưởng thụ vật chất sung sướng như bây giờ thì làm sao có tinh thần để thắng được giặc ngoại xâm!
Nghĩ thì cũng buồn, vì nhiều thanh niên đến tuổi nhập ngũ thì lại viết đơn xin hoãn vì lý do này hay lý do khác… Ai cũng như vậy chỉ lo toan cho cuộc sống của cá nhân thì lấy ai giữ nước.

Bason 1998








Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

РЭВЭ ТА СТОГНЭ ДНЕПР ШИРОКИЙ- SÔNG ĐNHÉP THÉT GÀO

Các bạn thân mến, trước năm 2009 tôi mới chỉ sưu tầm những bài hát có lời dịch cho vào blog, chứ chưa dịch. Chỉ khi thấy nhiều bài mình yêu thích mà chưa ai dịch, thế là đầu năm 2009 tôi mới bắt tay vào công việc dịch bài hát và thơ. Khi thấy bài hát dân ca Ukraina do nhạc sĩ Phạm Tuyên chuyển ngữ sang tiếng Việt rất hay, tôi không biết lời và khi đó gọi điện cho người bạn cùng lớp người Ukraina, tôi hát tiếng Việt để bạn nhận ra bài hát và gửi lời gốc cho tôi. Trong khi tôi dịch nghĩa lời bài hát sang tiếng Việt thấy nội dung không giống như lời bài hát mà nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết. Tôi thắc mắc gửi bài này và được các anh chị đã từng học ở Trung Quốc ngày xưa trả lời, có thể do nhạc sĩ khi đó lấy bản dịch tiếng Tàu nên dịch nội dung như thế. Tôi đã lấy bản tiếng Tàu nhờ bác google dịch hộ thì quả thật đúng như mọi người đã giải thích.
Trong thời gian tìm lời bài hát “Sông Dnhep thét gào” tôi cũng tìm được một lời bài hát khác là “Người đói thét gào”.
Nội dung của bài này tố cáo chế độ thống trị hà khắc của Sa hoàng Nikolai vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khiến cho dân chúng đói khổ lầm than, đòi lật đổ ngai vua, xây dựng chế độ mới.
Như vậy chính dịch giả Trung Quốc đã lấy phần đầu bài thơ của Taras Shepchenco Sông Dnhep thét gào” đem ghép với bài “Người đói thét gào” thành một bài thơ mới mà nhạc sĩ Phạm Tuyên đem dịch. Như vậy lỗi do một dịch giả Trung Quốc đem râu ông nọ cắm cằm bà kia mà thôi. Xin giới thiệu với các bạn bài thơ “Người đói thét gào” để hiểu được vì sao nhạc sĩ Phạm Tuyên lại có bài hát “Quê hương” hay “Dân ca Ukraina” có nội dung hoàn toàn khác với nguyên bản của bài dân ca Ukraina “Sông Đnhep thét gào”.

Tôi rất vui vì sau khi tôi viết bài này, có bạn bè trong mạng đã trả lời thay cho nhạc sĩ Phạm Tuyên. Tuy lời diễn giải rằng nhạc sĩ gom lời của hai đoạn 3 & 4 với nhau thành một, nhưng tôi thấy chưa thỏa đáng cho lắm. Có thể do tình hình đất nước ta trong thời kỳ chiến tranh, nhạc sĩ đã viết theo ý chỉ đạo của đường lối chính trị, chứ không theo nội dung thật của bài hát.

Kính thưa bác Phạm Tuyên, chúng cháu là những người yêu thích ca hát và biết bác qua nhiều ca khúc nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của bác. Có một số bài hát tiếng Nga bác dịch cho thiếu nhi rất hay như “Nụ cười”, “Ở trường cô dạy em thế” được mọi người rất yêu thích.
Chỉ có một bài hát bác dịch đã lâu, đó là bài “ Dân ca Ucraina” lời Việt bác viết rất hay, được bọn cháu rất yêu thích từ nhỏ. Nhưng bây giờ có thời gian, cháu so sánh với bản gốc từ tiếng Ucraina, thì thấy nội dung bài hát nó không khớp.  Lời bài hát này do nhà thơ- hoạ sĩ tài ba của Ucraina Taras Shepchenco (1814-1861) sáng tác vào những năm 1840. Ông rất yêu quê hương, yêu dòng sông Dnhep, ví dòng sông mênh mông như biển cả, tình cảm của nhà thơ dành cho sông Dnhep rất nhiều. Ông đã mua một khu đất tại Kanev, trên bờ sông Dnhep, sau khi ông mất, ông được chôn cất chính trên mảnh đất đó. Bài hát này sau này được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, nhưng bản hay nhất mà bác sử dụng là của nhạc sĩ Dimytri Krirzanovski. Cháu có thể cung cấp nguyên bản tiếng Ucraina và bản dịch sang tiếng Nga của bài hát này, đồng thời cháu cũng cung cấp luôn bản dịch tiếng Nga bài thơ của chính tác giả khi sinh thời.
Điểm thứ nhất : Bác lấy tên bài hát “Dân ca Ucraina”, theo cháu như vậy không phù hợp. Bởi vì mỗi dân tộc trên thế giới đều có những bài hát dân ca riêng của dân tộc mình, ví dụ miền Bắc nước ta có dân ca quan họ, dân ca Thanh hoá, dân ca Phú thọ…miền Nam có dân ca Nam bộ…Nếu nói dân ca, trên đất Ucraina có thể có đến hàng trăm, ngàn bài dân ca như ở Việt nam mình. Đây là bài hát tương đối nổi tiếng, theo như người Nga nói rằng họ có thể dịch sang tiếng Nga một cách dễ dàng, nhưng khi hát lên thì nó không còn cái kỳ diệu, oai hùng của tiếng Ucraina. Chính vì thế, ở bất kỳ nơi nào trên đất Liên xô trước đây, nhiều đoàn văn công biểu diễn chỉ hoàn toàn bằng tiếng Ucraina. Bài này theo cháu có thể dịch là “Sông Đơ nhép mênh mông thét gào” hoặc đơn giản “Bài ca sông Đnhép”.
Điểm thứ hai : Nội dung bài bác viết tiếng Việt cháu thấy nó như phảng phất đây lời của bài hát “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao và  bài “Quê em” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Thực tế nội dung bản gốc không có như vậy. Là một người yêu ca nhạc từ nhỏ, cháu rất quý trọng bác, nhưng cháu cũng thấy áy náy vì chưa nói được điều này với bác. Có gì mạo muội, mong bác thông cảm cho cháu.  Cuối cùng cháu xin chúc bác mạnh khỏe, sáng tác thêm nhiều bài hát hay cho nền âm nhạc Việt nam.
Kính thư
Nguyễn Văn Minh
TP. Hồ Chí Minh 10.01.2009
Cựu sinh viên trường Đại học bách khoa Kiev, khoá 1980-1986


Tiếng Ucraina

РЕВЕ ТА СТОГНЕ ДНІПР ШИРОКИЙ

Рэвэ та стогнэ Днепр широкий,
Сердытый витэр завива,
Додолу вербы гнэ высоки,
Горами хвылю пидийма.
Ревет и стонет Днепр широкий,
Сердитый ветер воет.
И вербы клонятся высоки,
И волны ветру вторят.
И блидый мисяць на ту пору
Из хмары де-дк выглядав,
Неначе човен в сыним мори,
То вырынав, то потопав.
И бледный месяц в небе темном,
По мрачным волнам плыл бездонным.
Нырял и падал, погружался,
И снова появлялся.
Ще трэти пивни нэ спивалы,
Нихто нидэ нэ гомонив
Сычи в гаю перекликалысь
Та ясен раз у раз скрыпив.
И третьи петухи не пели,
И было тихо в поле.
Лишь ясени слегка скрипели,
Сычи просили воли.
  Chính T. Shevchenko dịch bài ballat này ra tiếng Nga. Còn đây là bản dịch bài hát ra tiếng Việt của nhạc sỹ Phạm Tuyên


DÂN CA UCRAINA



Đồng xanh bát ngát mênh mông U-cơ-ren,
Dòng sông lướt trôi trong xanh êm đềm.
Bạch dương tươi tốt, lá xanh cành vươn bên bờ,
Là nơi cố hương thân yêu mong chờ.

Giặc kia hung ác lấn xâm nơi quê hương,
Đồng xanh mến yêu biến thành chiến trường.
Làng quê yêu dấu tan hoang vì quân hung bạo,
Bạch dương xác xơ lá rụng tiêu điều.

Luyện trong gian khó, chúng ta bao thanh niên
Vượt qua khó khăn gian nguy không sờn.
Dù ta có chết quyết không chịu thân nô lệ,
Tự do tiến lên vinh quang muôn đời.

 
 

Đây là bản dịch bài ballat ra thơ bằng tiếng Việt của Nguyễn Xuân Hòa.    


Dòng Đnhiép mênh mang gào rền rĩ
Gió giận dữ chồm lên hàng liễu rủ
Rồi cuộn tung những đợt sóng cồn
Đến chân trời xám ngắt mù sương

Trăng mờ ảo luồn mây u ám
Thoắt ló mặt, thoắt ẩn mình như trốn
Tựa lá thuyền con giữa biển lênh đênh
Lúc chao mình, lúc cưỡi sóng trườn lên

Hết eo óc gà thôi gáy sáng
Chỉ còn nghe trong đêm ắng lặng
Tiếng cây rừng kèn kẹt canh khuya
Tiếng con chim đập cánh giữa sương mờ.

Có nhiều người đã "thắc mắc" với nhạc sỹ Phạm Tuyên, vì bản dịch của ông không thấy sát với nguyên bản. Ví dụ như ý kiến sau đây:

"Nội dung bài bác viết tiếng Việt cháu thấy nó như phảng phất đây lời của bài hátLàng tôicủa nhạc sĩ Văn Cao và bàiQuê emcủa nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Thực tế nội dung bản gốc không có như vậy"
Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/minhhankiev-mi...=716&fid=-1

Xin phép có vài lời nói thêm về vấn đ này:

1. Lúc dịch bài hát này ra tiếng Việt, nhạc sỹ Phạm Tuyên có phần chắc là biết tiếng Pháp (vì theo học trường Tây từ nhỏ) và biết tiếng Trung (vì vốn gia thế Nho học và thời điểm đó đang công tác tại Khu Học Xá TW). Còn chưa ai dám chắc là lúc đó ông đã sở hữu tốt tiếng Nga, chứ chưa nói gì tới một nhà thơ viết bằng tiếng Ucraina.

2. Bài "dân ca" này rõ ràng là truyền tới ông, tại Khu Học Xá TW, tất nhiên là qua con đường phổ biến của dòng âm nhạc cách mạng Trung quốc.

Lời bài hát này bằng tiếng Trung "乌克兰辽阔的原野上" như sau:

乌克兰辽阔的原野上
在那清清的小河旁
长着两棵美丽的白杨
这是我们亲爱的故乡。

彼得留拉凶恶的匪帮
来到我们的家乡
乌克兰原野已变成战场
杨树叶飘落地上。

年老的父亲忍住了悲伤
他把儿子送上战场
宁死不做奴隶和牛羊
要和敌人血战一场。

们都是战斗的青年
们不怕任何困难
伟大的列宁指引我们前进
们走向自由光明。

3. Qua bản tiếng Trung này, ta thấy Phạm Tuyên đã dịch rất sát lời 1 và lời 2. Còn lời 3 và lời 4, ông rút lại làm một lời 3 cho bản tiếng Việt.