Các bạn thân mến, tôi cố gắng tìm
những bài hát Nga được đăng trong cuốn sổ tay 100 bài hát “Triệu đóa hoa hồng” để đáp ứng lòng
mong mỏi của các khán giả yêu thích. Nhưng kẹt một nỗi, nhiều bài hát chỉ có
lời Việt không hề có một câu tiếng Nga, tên bài hát bằng tiếng Nga nhiều khi
tôi cũng cảm nhận như ban biên tập tự nghĩ ra. Là người có tình yêu với những
bài hát Nga và thơ Nga, tôi chỉ cần biết một vài câu trong bài là tôi cũng có
thể tìm trong internet cho bằng được, để giới thiệu videoclip hoặc MP3 bằng
tiếng Nga cho các bạn. Vì hoàn cảnh thực tế như vậy mong các bạn thông cảm,
trong blog của tôi chỉ có 41 bài thôi nhé. Chúc các bạn vui với những bài hát
đã giữ dùm ta kỷ niệm xưa. Danh sách bài hát tôi bố trí theo vần chữ cái để các bạn dễ tìm.
TP. Hồ Chí Minh 01.04.2013
Minh Nguyệt.
NHỮNG
BÀI HÁT CÓ TRONG BLOG NÀY ĐANG CẬP NHẬT XIN GIỚI THIỆU CÙNG CÁC BẠN:
Cách đây tròn 1 tuần khi những người yêu nhạc Nga tại thành phố Hồ Chí Minh tập trung tại nhà bạn Kim Thanh. Bạn Taylor Ngọc có mang hai cuốn sổ bài hát đến. Tôi xem trong cuốn được xuất bản tại nhà xuất bản âm nhạc, khi xem lướt qua tôi cũng thấy bài hát “Ngôi sao ban chiều” sáng tác của Traicovski. Tôi bảo rằng người biên soạn viết sai, tác giả là người Việt Nam.
Cuốn thứ hai là 100 bài hát Nga được dịch sang tiếng Việt do tiến
sĩ nhạc sĩ Vũ Tự Lân biên soạn. Nói thật với các bạn nếu đem so sánh cuốn sổ bài hát của ông Vũ Tự Lân biên soạn với trang blog này của tôi, thì tôi cũng
quá xem thường một tiến sĩ âm nhạc biên soạn sơ sài như thế. Hầu như các bài
hát Nga không đăng hết lời Nga, chỉ đăng có lời Việt, tên người dịch có khi cả
nước biết hết, nhưng đề là sưu tầm.
Ví dụ bài hát “Thời thanh niên sôi nổi” từ khi học tiếng Nga
năm 1971, tôi đã biết bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên dịch tiếng Việt.
Bài hát dân ca Ukraina được cả thế giới biết đến, thì ông viết là
bài hát Nga với tựa đề do tác giả viết: “Lòng mẹ”. Bài hát này có thể lấy
tên là "Mẹ yêu dấu của tôi" hay “Chiếc khăn” mới đúng. Bài này ca sĩ
Trọng Tấn hát rất hay ai cũng biết, chắc tiến sĩ Vũ Tự Lân chưa được nghe hát bằng
tiếng Ukraina bao giờ nhỉ?
Ngoài ra có bài hát “Chiều ngoại ô Matxcơva” do ông Vương Thịnh dịch lời Việt rất hay cả nước ta ai cũng thuộc thì tác giả Vũ Tự Lân không đăng, mà lại đăng đúng một đoạn đầu do nhạc sĩ Phạm Tuyên dịch. Mà lời bài hát do nhạc sĩ Phạm tuyên dịch có sát nghĩa bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng chẳng có ai biết và cũng không muốn hát nữa, vì “Chiều thanh vắng là đây…” của ông Vương Thịnh chúng tôi đã thuộc từ lâu rồi.
Ngoài ra có bài hát “Chiều ngoại ô Matxcơva” do ông Vương Thịnh dịch lời Việt rất hay cả nước ta ai cũng thuộc thì tác giả Vũ Tự Lân không đăng, mà lại đăng đúng một đoạn đầu do nhạc sĩ Phạm Tuyên dịch. Mà lời bài hát do nhạc sĩ Phạm tuyên dịch có sát nghĩa bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng chẳng có ai biết và cũng không muốn hát nữa, vì “Chiều thanh vắng là đây…” của ông Vương Thịnh chúng tôi đã thuộc từ lâu rồi.
Thiết nghĩ bao nhiêu con người biên soạn và chỉnh sửa để đăng một
cuốn sổ với 100 bài hát Nga, chả đâu với đâu, nghĩ mà thấy họ chỉ biết kinh
doanh thu tiền, còn chất lượng thật quá tệ.
Tôi không phải tự đề cao vai trò cá nhân, nhưng sự thật tôi chỉ là
một kỹ sư bình thường, trong số 60 ngàn người đã từng học tập ở Liên Xô trước
đây, nhạc lý tôi biết hai nốt “Đô- La” còn nhạc cụ chỉ biết mỗi đàn"tỳ" bà thôi.
Nhưng tôi cảm thấy những người cho xuất bản tập 100 bài hát Nga, đứng đầu là
tiến sĩ - nhạc sĩ Vũ Tự Lân cũng nên xem lại cho khỏi phải áy náy với lương tâm.
TP. Hồ Chí Minh
14.09.2012
Minh Nguyệt.
Minh Nguyệt.