Hữu
Loan - tác giả những câu thơ như "Nàng có ba người anh đi bộ đội /
Những em nàng / Có em chưa biết nói / Khi tóc nàng xanh xanh" - trút hơi
thở cuối cùng tối 18/3, hưởng thọ 95 tuổi.
Tang
lễ nhà thơ Hữu Loan sẽ diễn ra vào lúc 15h chiều 19/3. Ông được đưa về
nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang xã Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hóa -
nơi nhà thơ sinh ra và gần như gắn bó cả cuộc đời nhọc nhằn của mình ở
đó. Sáng nay, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đã dẫn
đầu đoàn Hội Nhà văn lên đường vào xứ Thanh tiễn đưa tác giả Màu tím hoa sim.
Vì sao có bài thơ "Mầu tím hoa sim"?
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Nhà nghèo nhưng chăm học nên ông đỗ được bằng tú tài 1, sau đi dạy ở các trường tư thục để mưu sinh. Ông tham gia cách mạng từ năm 1936, sau được điều lên làm Uỷ viên văn hoá trong Uỷ ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa.
Từ những ngày đầu kháng chiến, ông phụ trách tờ báo chiến sĩ của Quân khu 4. Năm 1954 tiếp quản thủ đô, ông được mời ra làm trong ban biên tập văn nghệ.
Bài thơ "Màu tím hoa sim" được Hữu Loan viết năm 1949. Bài thơ tuy chỉ kể chuyện riêng của một người mà hình ảnh và mỹ cảm lại thoát ra khỏi "cái tôi" để đến với nhiều người, tạo nên sự đồng cảm sâu xa, chan hoà trong thế giới tâm linh huyền diệu.
Vào khoảng năm 1937-1938, cậu học trò Hữu Loan rời quê lên tỉnh, học tại trường trung học ở thị xã Thanh Hóa. Tại đây, Hữu Loan làm gia sư tại nhà ông Lê đỗ Kỳ, Tổng thanh tra nông lâm Đông Dương, về sau là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vợ ông Kỳ, bà Đới Thị Ngọc Chất, rất thương yêu Hữu Loan nên nhận làm con nuôi. Còn cô học trò nhỏ Lê Đỗ Thị Ninh lúc đó mới 8 tuổi, kém thầy chừng 13-14 tuổi, rất mến thầy và luôn quấn quít bên thầy. Họ sống êm đềm như thế cho đến khi cô Ninh lớn lên và yêu thầy lúc nào không biết.
Năm 1941 Hữu Loan lên Hà Nội thi đỗ bán phần tú tài rồi trở về Thanh Hóa dạy hoc. Năm 1947, trong buổi meeting khai mạc "Tuần lể vàng", Hữu Loan đọc một bài diễn văn hùng hồn kêu gọi lòng yêu nườc và hy sinh của toàn dân, cô Ninh từ trong hàng ngũ bước ra tháo bỏ vòng xuyến để quyên góp cho chính phủ.
Sau đó Hữu Loan nhập ngũ, phụ trách báo chiến sĩ và vẫn đươc coi như con cái trong nhà ông Kỳ, bà Chất, thỉnh thoảng vẫn đi về thăm cha mẹ nuôi và "em nuôi". Thế rồi tình yêu của Loan đối với cô Ninh chợt đến lúc nào không hay và cha mẹ cô Ninh cũng vun vén vào cho đôi trẻ. Ngày 6-2-1948 một đám cưới đơn giản giữa anh chàng Vệ quốc quân và cô "em nuôi" được tổ chức trong sự vui mừng và tình thân yêu của gia đình và bè bạn:
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới,
Tôi mặc đồ quân nhân.
Hữu Loan không chung sống với vợ mới được lâu bởi còn phải lo nhiệm vụ của người lính:
"Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi."
Bà Ngọc Chất-mẹ vợ của Hữu Loan-có biệt nhãn đối với ông. Theo Hữu Loan thì thoạt đầu bà muốn gả em gái mình cho Loan, nhưng cô này say đạo, chẳng nghĩ gì đến việc trần duyên nên xin vào tu viện và ở luôn tại đấy. Về sau, khi cô Lê Đỗ Thị Ninh lớn lên, bà nhất quyết gả cô Ninh cho Loan mặc dù cô này có nhiều người ngấp nghé. Bạn bè, chị em của bà thắc mắc:
-Không biết sao bà quý thằng Loan thế?
Bà đáp:
Tôi quý nó vì nó có nhân cách.
Hữu Loan cũng quý trong mẹ vợ, xem bà như mẹ đẻ của mình và đối với bà như đứa con trai hiếu thảo.
Ngày 29-5-1948, khi đang là Trưởng ban tuyên huấn của Sư đoàn 304 đóng ở Thọ Xuân, Thanh Hoá, Hữu Loan bỗng được tin sét đánh: Cô Lê Đỗ Thị Ninh đã chết! (1).Nhà thơ Vũ Cao kể:"Tôi còn nhớ cái buổi cách đây đã hơn 40 năm (2), ngồi trong một quán nhỏ ở Thanh Hóa, anh (Hữu Loan) báo cho tôi biết cái tin đột ngột: Ninh vừa mất. Bàn tay anh cầm cốc nước run lên bần bật, nước bắn tung toé xuống bàn, mặt anh tái xanh. Và mãi sau này, ở Việt Bắc, tôi mới được nghe:
"Ba người anh
Từ chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
trước tin em lấy chồng."
Câu thơ thật như cuộc đời có thật. Không có gì chữ nghĩa cả mà xúc động biết bao.
Cái tin sét đánh ấy khiến Nguyễn Hữu Loan tan nát cõi lòng. Nỗi đau dồn nén ấy sang năm sau -1949- thì chín muồi để bật thành lời, thành một bài thơ bất tử.
Bài thơ chỉ viết xong trong hai tiếng đồng hồ vào một buổi trưa vắng, không phải sửa chữa gì. Tuy nhiên lúc bấy giờ chiến sự đang ác liệt, chuyện riêng tư đành xếp lại bên lòng. Bài thơ được Hữu Loan cất mãi trong túi áo, cho đến một hôm, Vũ Tiến Đức, biên tập cũ của Hữu Loan, tình cờ lấy được, đem đọc cho bè bạn, cho bà Ngọc Chất nghe, thế là bài thơ được phổ biến nhanh chóng. Về sau Nguyễn Bính đem bài thơ ấy đăng lên báo Trăm Hoa ở Hà Nội (1956) mà tác giả không hề hay biết.
Bài thơ gây xúc động mạnh vì những lời tình tự của Hữu Loan, những lời tình tự chân thành, không làm dáng, không tô vẽ:
"Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
bé bỏng chiều quê."
Nhưng ngưòi lính không chết mà chết cô gái nhỏ ở hậu phương, lúc Hữu Loan về thì chỉ còn ngôi mộ:
"Tôi về
Không gặp nàng
Mẹ tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
tàn lạnh vây quanh "
Cái hình ảnh "chiếc bình hoa" biến thành "bình hương" mà "bình hương tàn lạnh vây quanh" tạo cho người đọc một cảm giác rờn rợn. Và một bóng người cô đơn vây bọc bởi bóng tối, một người đàn bà ngồi bên mộ con im lặmg trong nỗi đau xé ruột, không còn nước mắt để khóc, không thốt nên lời.
Rồi tác giả thở than:
"Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần"
Cưới nhau mới ba tháng, sống với nhau có mấy ngày, thế mà đến lúc vĩnh biệt không được thấy mặt nhau lần cuối, hỏi còn có cái đau nào hơn?
Rồi những mùa thu qua, những mùa thu qua với "gió sớm thu về rờn rợn nước sông" hay"gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí" tạo những hình ảnh thật buồn, cộng với nỗi cô đơn của người nằm dưới mộ khiến ai đọc đến mà chẳng xót xa?!
Ôm nỗi đau thầm lặng, tác giả cùng đồng đội hành quân qua những đồi sim trong buổi chiều hiu quạnh, những đồi sim bạt ngàn màu tím - cái màu mà thuở sinh tiền nàng yêu thích - những đồi sim chạy dài tưởng chừng không bao giờ hết trong chiều hoang biền biệt như nỗi thương nhớ khôn nguôi, như niềm đau bất tận.
Bài thơ đứng được trong lòng người là nhờ tính chân thật của nó và cũng nhờ lối diễn đạt tài hoa của tác giả.
(1) Theo Trần Tuấn Kiệt (trong cuốn "Thi ca Việt Nam hiện đại" thì cô Ninh chết đuối.
(2) Bài viết của Vũ Cao năm 1990.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Nhà nghèo nhưng chăm học nên ông đỗ được bằng tú tài 1, sau đi dạy ở các trường tư thục để mưu sinh. Ông tham gia cách mạng từ năm 1936, sau được điều lên làm Uỷ viên văn hoá trong Uỷ ban lâm thời tỉnh Thanh Hóa.
Từ những ngày đầu kháng chiến, ông phụ trách tờ báo chiến sĩ của Quân khu 4. Năm 1954 tiếp quản thủ đô, ông được mời ra làm trong ban biên tập văn nghệ.
Bài thơ "Màu tím hoa sim" được Hữu Loan viết năm 1949. Bài thơ tuy chỉ kể chuyện riêng của một người mà hình ảnh và mỹ cảm lại thoát ra khỏi "cái tôi" để đến với nhiều người, tạo nên sự đồng cảm sâu xa, chan hoà trong thế giới tâm linh huyền diệu.
Vào khoảng năm 1937-1938, cậu học trò Hữu Loan rời quê lên tỉnh, học tại trường trung học ở thị xã Thanh Hóa. Tại đây, Hữu Loan làm gia sư tại nhà ông Lê đỗ Kỳ, Tổng thanh tra nông lâm Đông Dương, về sau là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vợ ông Kỳ, bà Đới Thị Ngọc Chất, rất thương yêu Hữu Loan nên nhận làm con nuôi. Còn cô học trò nhỏ Lê Đỗ Thị Ninh lúc đó mới 8 tuổi, kém thầy chừng 13-14 tuổi, rất mến thầy và luôn quấn quít bên thầy. Họ sống êm đềm như thế cho đến khi cô Ninh lớn lên và yêu thầy lúc nào không biết.
Năm 1941 Hữu Loan lên Hà Nội thi đỗ bán phần tú tài rồi trở về Thanh Hóa dạy hoc. Năm 1947, trong buổi meeting khai mạc "Tuần lể vàng", Hữu Loan đọc một bài diễn văn hùng hồn kêu gọi lòng yêu nườc và hy sinh của toàn dân, cô Ninh từ trong hàng ngũ bước ra tháo bỏ vòng xuyến để quyên góp cho chính phủ.
Sau đó Hữu Loan nhập ngũ, phụ trách báo chiến sĩ và vẫn đươc coi như con cái trong nhà ông Kỳ, bà Chất, thỉnh thoảng vẫn đi về thăm cha mẹ nuôi và "em nuôi". Thế rồi tình yêu của Loan đối với cô Ninh chợt đến lúc nào không hay và cha mẹ cô Ninh cũng vun vén vào cho đôi trẻ. Ngày 6-2-1948 một đám cưới đơn giản giữa anh chàng Vệ quốc quân và cô "em nuôi" được tổ chức trong sự vui mừng và tình thân yêu của gia đình và bè bạn:
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới,
Tôi mặc đồ quân nhân.
Hữu Loan không chung sống với vợ mới được lâu bởi còn phải lo nhiệm vụ của người lính:
"Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi."
Bà Ngọc Chất-mẹ vợ của Hữu Loan-có biệt nhãn đối với ông. Theo Hữu Loan thì thoạt đầu bà muốn gả em gái mình cho Loan, nhưng cô này say đạo, chẳng nghĩ gì đến việc trần duyên nên xin vào tu viện và ở luôn tại đấy. Về sau, khi cô Lê Đỗ Thị Ninh lớn lên, bà nhất quyết gả cô Ninh cho Loan mặc dù cô này có nhiều người ngấp nghé. Bạn bè, chị em của bà thắc mắc:
-Không biết sao bà quý thằng Loan thế?
Bà đáp:
Tôi quý nó vì nó có nhân cách.
Hữu Loan cũng quý trong mẹ vợ, xem bà như mẹ đẻ của mình và đối với bà như đứa con trai hiếu thảo.
Ngày 29-5-1948, khi đang là Trưởng ban tuyên huấn của Sư đoàn 304 đóng ở Thọ Xuân, Thanh Hoá, Hữu Loan bỗng được tin sét đánh: Cô Lê Đỗ Thị Ninh đã chết! (1).Nhà thơ Vũ Cao kể:"Tôi còn nhớ cái buổi cách đây đã hơn 40 năm (2), ngồi trong một quán nhỏ ở Thanh Hóa, anh (Hữu Loan) báo cho tôi biết cái tin đột ngột: Ninh vừa mất. Bàn tay anh cầm cốc nước run lên bần bật, nước bắn tung toé xuống bàn, mặt anh tái xanh. Và mãi sau này, ở Việt Bắc, tôi mới được nghe:
"Ba người anh
Từ chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
trước tin em lấy chồng."
Câu thơ thật như cuộc đời có thật. Không có gì chữ nghĩa cả mà xúc động biết bao.
Cái tin sét đánh ấy khiến Nguyễn Hữu Loan tan nát cõi lòng. Nỗi đau dồn nén ấy sang năm sau -1949- thì chín muồi để bật thành lời, thành một bài thơ bất tử.
Bài thơ chỉ viết xong trong hai tiếng đồng hồ vào một buổi trưa vắng, không phải sửa chữa gì. Tuy nhiên lúc bấy giờ chiến sự đang ác liệt, chuyện riêng tư đành xếp lại bên lòng. Bài thơ được Hữu Loan cất mãi trong túi áo, cho đến một hôm, Vũ Tiến Đức, biên tập cũ của Hữu Loan, tình cờ lấy được, đem đọc cho bè bạn, cho bà Ngọc Chất nghe, thế là bài thơ được phổ biến nhanh chóng. Về sau Nguyễn Bính đem bài thơ ấy đăng lên báo Trăm Hoa ở Hà Nội (1956) mà tác giả không hề hay biết.
Bài thơ gây xúc động mạnh vì những lời tình tự của Hữu Loan, những lời tình tự chân thành, không làm dáng, không tô vẽ:
"Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
bé bỏng chiều quê."
Nhưng ngưòi lính không chết mà chết cô gái nhỏ ở hậu phương, lúc Hữu Loan về thì chỉ còn ngôi mộ:
"Tôi về
Không gặp nàng
Mẹ tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
tàn lạnh vây quanh "
Cái hình ảnh "chiếc bình hoa" biến thành "bình hương" mà "bình hương tàn lạnh vây quanh" tạo cho người đọc một cảm giác rờn rợn. Và một bóng người cô đơn vây bọc bởi bóng tối, một người đàn bà ngồi bên mộ con im lặmg trong nỗi đau xé ruột, không còn nước mắt để khóc, không thốt nên lời.
Rồi tác giả thở than:
"Em ơi giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần"
Cưới nhau mới ba tháng, sống với nhau có mấy ngày, thế mà đến lúc vĩnh biệt không được thấy mặt nhau lần cuối, hỏi còn có cái đau nào hơn?
Rồi những mùa thu qua, những mùa thu qua với "gió sớm thu về rờn rợn nước sông" hay"gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí" tạo những hình ảnh thật buồn, cộng với nỗi cô đơn của người nằm dưới mộ khiến ai đọc đến mà chẳng xót xa?!
Ôm nỗi đau thầm lặng, tác giả cùng đồng đội hành quân qua những đồi sim trong buổi chiều hiu quạnh, những đồi sim bạt ngàn màu tím - cái màu mà thuở sinh tiền nàng yêu thích - những đồi sim chạy dài tưởng chừng không bao giờ hết trong chiều hoang biền biệt như nỗi thương nhớ khôn nguôi, như niềm đau bất tận.
Bài thơ đứng được trong lòng người là nhờ tính chân thật của nó và cũng nhờ lối diễn đạt tài hoa của tác giả.
(1) Theo Trần Tuấn Kiệt (trong cuốn "Thi ca Việt Nam hiện đại" thì cô Ninh chết đuối.
(2) Bài viết của Vũ Cao năm 1990.
MẦU TÍM HOA SIM
Thơ Hữu Loan- (Khóc Lê Đỗ Thị Ninh)
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
Xa gia đình
Yêu nàng
Như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi
May áo cưới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chàng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến binh
mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương người vợ chờ
bé bỏng chiều quê
Nhưng không chết
người trai khói lửa
mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng mầu tím hoa sim
Ngày xưa đèn khuya bóng nhỏ
nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa!
Một chiều rừng mưa ba người anh
từ chiến trường Đông Bắc
biết tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về
rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
qua những đồi hoa sim
những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài
trong chiều không hết
Màu tím hoa sim tím
chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
tôi hát trong màu hoa:
"Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm,
Mẹ già chưa khâu..."
Lại
nói thêm về nhà thơ Hữu Loan, trong thời gian đất nước ta chưa thống
nhất, khi miền Bắc còn đang trong thời kỳ bao cấp, hàng hoá lưu thông
còn chưa ổn định. Tại các cửa hàng bách hoá có bán các mặt hàng nhu yếu
phẩm như mắm muối, dầu hoả, đường,... nhưng trong đó có hộp diêm "Thống
nhất" mà miền Nam còn gọi là hộp quẹt được bán với các giá khác nhau
trong các quán tạp hoá vỉa hè. Lúc đó Hữu Loan có viết:Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
Xa gia đình
Yêu nàng
Như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi
May áo cưới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chàng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến binh
mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương người vợ chờ
bé bỏng chiều quê
Nhưng không chết
người trai khói lửa
mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng mầu tím hoa sim
Ngày xưa đèn khuya bóng nhỏ
nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa!
Một chiều rừng mưa ba người anh
từ chiến trường Đông Bắc
biết tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về
rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
qua những đồi hoa sim
những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài
trong chiều không hết
Màu tím hoa sim tím
chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
tôi hát trong màu hoa:
"Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm,
Mẹ già chưa khâu..."
"Diêm "thống nhất" mà không thống nhất
Chỗ bán năm xu, chỗ bán một hào."
Khi đó các cán bộ xã bắt ông phải làm bản kiểm điểm nói xấu chế độ và hứa sẽ không tái phạm.