Trong tháng 6/2011 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
(PVN) đã xây dựng, lắp đặt xong 2 Nhà giàn DK1 (thế hệ thứ 3) và bàn giao cho
Tiểu đoàn DK1, Bộ Chỉ huy Vùng 2 Hải quân quản lý và sử dụng.
Hệ thống Nhà giàn DK1 có tổng cộng 18 nhà. Tuy nhiên qua quá trình sử dụng, 3 nhà đã bị bão đánh đổ, hiện chỉ còn lại 15 nhà. Nhà giàn được đóng trên những bãi đá ngầm với tên gọi là "Trạm Dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật". Thật ra, đó chỉ là tên gọi nhằm "dân sự hóa", vì trước 2008, thông tin về các Nhà giàn được xếp vào danh sách thông tin không được công bố. Chỉ sau khi Trung Quốc thè cái lưỡi dài vô lý xuống tận khu vực khai thác Dầu khí, thì Nhà giàn mới được mọi người biết đến. Nhà giàn do các cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn D1, Bộ Chỉ huy Vùng 2 Hải quân quản lý. Nhiệm vụ chính là canh gác thềm lục địa phía Tây Nam - là những trạm gác bảo vệ cho việc khai thác dầu mỏ thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đây là Nhà giàn thế hệ 1,
rất thấp, chỉ cao hơn mặt nước khoảng 10m, nên hễ sóng gió lên là nhà rung lắc
chẳng khác gì... chuồng chim bồ câu trên cành cây. Đúng như lời bài hát "Nhà giàn trong mây canh một hướng Tây Nam, khi nước
triều lên nằm ngang mặt sóng"Hệ thống Nhà giàn DK1 có tổng cộng 18 nhà. Tuy nhiên qua quá trình sử dụng, 3 nhà đã bị bão đánh đổ, hiện chỉ còn lại 15 nhà. Nhà giàn được đóng trên những bãi đá ngầm với tên gọi là "Trạm Dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật". Thật ra, đó chỉ là tên gọi nhằm "dân sự hóa", vì trước 2008, thông tin về các Nhà giàn được xếp vào danh sách thông tin không được công bố. Chỉ sau khi Trung Quốc thè cái lưỡi dài vô lý xuống tận khu vực khai thác Dầu khí, thì Nhà giàn mới được mọi người biết đến. Nhà giàn do các cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn D1, Bộ Chỉ huy Vùng 2 Hải quân quản lý. Nhiệm vụ chính là canh gác thềm lục địa phía Tây Nam - là những trạm gác bảo vệ cho việc khai thác dầu mỏ thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hình bên phải là Nhà giàn
thế hệ 2, nằm trên mặt nước 23m nên độ an toàn cao hơn. Thế nhưng, những Nhà
giàn này cũng chẳng là gì trước những cơn bão biển cuồng nộ, với những cột sóng
cao hàng chục mét, gió giật trên cấp 12. Có một số Nhà giàn thế hệ 2 đã đổ,
mang theo những người lính Hải quân xuống đáy biển sâu. Hiện tại, có một số Nhà
giàn đã bị nghiêng lún, không thể đứng vững nếu gặp bão lớn. Chính vì thế,
trong tháng 6/2011 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam đã đóng mới 2
Nhà giàn thế hệ 3 (cao gần 30m với 3 tầng), nối với nhà cũ đã bị nghiêng.
Phần trên của Nhà giàn gọi là Block Nhà giàn, được hoàn tất từ đất
liền và có tàu kéo ra biển, phần này chỉ định xí nghiệp liên hợp Bason gia công
chế tác. Tất cả các đà khỏe, xà ngang, xà dọc, hệ thống cột được làm bằng loại
thép tốt nhất trong ngành đóng tàu đó là loại thép AH-36, chịu va đập và chịu ăn
mòn cao với môi trường biển. Loại thép này thường dùng trong đóng tàu chiến và chế
tạo các loại cần cẩu. Đây là sản phẩm phục vụ cho quốc phòng được trả tiền công
theo đơn giá đóng tàu trong nước, nhưng lại được Ban hàn của liên doanh dầu khí
Việt- Xô kiểm tra theo chất lượng quốc tế. Từng công đoạn gia công được kiểm
tra rất nghiêm ngặt từ kiểm tra tay nghề của thợ hàn, đến kiểm tra từng công việc
lắp ráp, hàn các chi tiết kết cấu. Việc gia công 2 Blok được thực hiện từ tháng
02/2011 đến tháng 6/2011 thì hoàn thành.
Phần chân đế được đơn vị khác gia công và đóng xuống bãi đá ngầm
Nhà đã được đặt trên chân đế, vẫn giữ tên cũ: "Trạm Dịch vụ
Kinh tế - Khoa học kỹ thuật"
"Có mới nhưng
không... nới cũ”
Nhà giàn thế hệ 3 hoàn
tất trông rất vững chãi. Các cán bộ và chiến sĩ Hải quân có thể yên tâm làm nhiệm vụ ngay cả
khi bão tố, mà không phải ... ôm phao nằm ngủ. Ước tính chi phí để xây dựng một
Nhà giàn thế hệ 3 vào khoảng 15 tỷ đồng/ chiếc. Hy vọng Nhà giàn thế hệ 3 dần
thay thế 15 Nhà thế hệ 2.
Theo tư liệu và hình ảnh của Hải
Đăng Blog