LÁ DIÊU BÔNG
Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Ðồng chiều
Cuống ra.
Chị bảo
— Ðứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày sau Em tìm thấy lá
Chị chau mày:
— Ðâu phải lá Diêu Bông
Mùa đông sau Em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
Trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
Từ thưở ấy
Em cầm chiếc lá
Ði đầu non, cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hờị.!
Ới Diêu Bông ( 1959)
Chị thẩn thơ đi tìm
Ðồng chiều
Cuống ra.
Chị bảo
— Ðứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày sau Em tìm thấy lá
Chị chau mày:
— Ðâu phải lá Diêu Bông
Mùa đông sau Em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
Trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
Từ thưở ấy
Em cầm chiếc lá
Ði đầu non, cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hờị.!
Ới Diêu Bông ( 1959)
Nhà thơ Hoàng Cầm qua đời
9h30 sáng nay (6/5), thi
sĩ "Lá diêu bông" đã nhẹ bước vào cõi hư không, để lại một di sản
tinh thần độc đáo, tài hoa, in dấu ấn riêng biệt vào lịch sử văn chương Việt Nam .
Hoàng Cầm sinh năm 1922. Ở tuổi xấp xỉ 90, vì một cú ngã dẫn đến bại chân, nhiều năm qua, ông hoàng thơ tình Việt Nam chỉ còn quanh quẩn nằm ngồi trong căn phòng nhỏ trên con phố Lý Quốc Sư. Tối 2/5, bệnh trở nặng, ông được đưa vào Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cấp cứu. Hơn 3 ngày sau, tác giả Bên kia sông Đuống qua đời, hưởng thọ 89 tuổi. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết, hôm 3/5, ông cùng Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh và một số bạn văn nữa vào viện thăm Hoàng Cầm. "Lúc này, nhà thơ không nói được nữa, tuy ánh mắt vẫn còn tỏ vẻ nhận ra mọi người. Tay ông dường như đã lạnh".
"Tôi đã lường trước
được chuyến đi cuối cùng của Hoàng Cầm. Nhưng khi nghe tin ông mất, tôi vẫn
không tránh khỏi cảm giác bàng hoàng, đau xót. Đối với tôi, Hoàng Cầm là một
nhà thơ lớn với những tác phẩm mang đậm dấu ấn truyền thống, nhưng lại có đóng
góp rất quan trọng trong công cuộc cách tân thơ ca Việt Nam . Thơ ông ảnh hưởng đến nhiều
thế hệ thi sĩ Việt Nam ",
Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ. Hiện tại, thi hài nhà thơ
đang được quàn tại phòng lạnh Bệnh viện 108. Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết:
"Hội và gia đình nhà thơ đang bàn bạc về ngày giờ và địa điểm tổ chức tang
lễ cho Hoàng Cầm. Tang lễ của ông sẽ được tổ chức với nghi thức cao nhất của
Hội Nhà văn. Ông không chỉ là tác giả đoạt giải thưởng Nhà nước mà còn là một
tên tuổi lớn trên văn đàn Việt Nam
hiện đại". Hoàng Cầm, tên thật là
Bùi Tằng Việt, sinh ra tại làng Lạc Thổ, nay là xã Song Hồ, huyện Thuận Thành,
Bắc Ninh, trong một gia đình nhà Nho nghèo sống bằng nghề làm thuốc Đông y. Ông
làm thơ từ năm lên tám, chín tuổi, bắt đầu được in từ những năm 1936 - 1937.
Bút danh Hoàng Cầm xuất phát từ tên của một vị thuốc quý.Hoàng Cầm sinh năm 1922. Ở tuổi xấp xỉ 90, vì một cú ngã dẫn đến bại chân, nhiều năm qua, ông hoàng thơ tình Việt Nam chỉ còn quanh quẩn nằm ngồi trong căn phòng nhỏ trên con phố Lý Quốc Sư. Tối 2/5, bệnh trở nặng, ông được đưa vào Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cấp cứu. Hơn 3 ngày sau, tác giả Bên kia sông Đuống qua đời, hưởng thọ 89 tuổi. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết, hôm 3/5, ông cùng Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh và một số bạn văn nữa vào viện thăm Hoàng Cầm. "Lúc này, nhà thơ không nói được nữa, tuy ánh mắt vẫn còn tỏ vẻ nhận ra mọi người. Tay ông dường như đã lạnh".
Những năm kháng chiến, Hoàng Cầm gia nhập quân đội, chuyên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Năm 1957, ông là một trong số những hội viên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam . Sau đó, ông tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm và thôi công tác tại Hội Nhà văn.
Hoàng Cầm được biết đến
trong nhiều lĩnh vực, nhưng nổi tiếng nhất là thơ ca. Những tác phẩm chính
trong sự nghiệp sáng tác của ông gồm: Trương
Chi (xuất bản năm 1993), Bên
kia sông Đuống (thơ, 1948), Kinh
Bắc (thơ, 1959), Men đá vàng
(truyện thơ, 1973), Mưa Thuận Thành
(thơ, 1959), Lá Diêu Bông (thơ,
1993), Đến từ hư không (thơ,
2000)...
Năm 2007, Hoàng Cầm được
trao Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật.
Bài hát Lá diêu bông do nhạc
sĩ Nguyễn Tiến phổ nhạc, ca sĩ Thu Hiền trình bày.